Giáo án lớp 5 - 6 tuổi KẾ HOẠCH TUẦN Chủ đề MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TRONG TRƯỜNG
Giáo án lớp 5 - 6 tuổi KẾ HOẠCH TUẦN Chủ đề: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TRONG TRƯỜNG
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-5-6-tuoi-ke-hoach-tuan-chu-de-mot-so-do-dung-do-choi-trong-truong.html
KẾ HOẠCH
TUẦN
Chủ đề: MỘT
SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TRONG TRƯỜNG
Thời điểm
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Đón trẻ
|
- Nhắc nhỡ trẻ cất đồ dùng
cá nhân đúng nơi quy định, chào bố mẹ.
- Biết chào cô và tạm biệt
bố mẹ.
- Nhắc nhỡ trẻ nhớ đeo khăn
đi học.
- Nhắc nhỡ trẻ biết tự xúc
ăn.
- Trao đổi nhanh với phụ
huynh về chủ điểm của tuần.
|
||||
TDS
|
Bài tập thể dục sáng:
-
Hô hấp 1: Gà gáy
-
-
Chân 1: Khuỵu gối
-
Bụng 1: Đứng cúi người về trước.
-
Bật : Bật tại chổ.
|
||||
Điểm danh
|
- Điểm danh
Có bao nhiêu trẻ vắng? Lý
do vắng?
|
- Chế độ
sinh hoạt 1 ngày của bé:
Hôm nay bé
học gì?
Tâm trạng của bé như thế nào?
|
- Thời
gian, thời tiết: Cho cháu nhận xét
đặc điểm thời tiết của ngày hôm nay.
|
- Điểm
danh: Trẻ biết trong tổ mình bạn
nào văng và lý do vắng?
|
- Tâm
trạng của bé:
Trẻ nói tâm trạng: hôm nay trẻ vui hay buồn,…
|
Hoạt động
học
|
KPCĐN
Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi trong trường Mầm Non
- Cháu biết giữ
gìn đồ dùng đồ chơi, biết bảo quản, và cắt đồ dùng đúng nơi
|
PTTC
Bò dích dắc qua 7
điểm
TC: Chuyền bóng
sang trái sang phải
- Cháu thực hiện các vận động theo đúng kỹ năng, tham
gia trò chơi trật tự.
|
PTNT
Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 4, ôn số
lượng 4, nhận biết số lượng 5
- Cháu biết cách gộp nhóm các đồ dùng, và biết cách sắp
xếp theo thứ tự.
|
PTNN
Làm quen chữ cái o,
ô, ơ.
- Cháu biết cấu tạo
của chữ cái o, ô, ơ, nhận biết các chữ
cái o, ô, ơ trong lớp.
|
PTTM
DH: Ngày đầu tiên đi học
VĐ: Múa minh họa
- Cháu hát và vận động nhiệp nhàng theo giai điệu và
lời bài hát.
|
Hoạt động
ngoài trời
|
- QS: Ngày khai giảng năm học mới
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột,
cách chơi
trẻ nắm tay làm hang chuột, chuột chạy đường nào thì mèo phải đuổi theo đường
- TCDG:
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
trẻ chơi các đồ chơi có ngoài trời, đong nước,
cát, tô màu,…
|
- QS: Đồ chơi trong san trường
- TCVĐ:
Trốn tìm trẻ biết chạy trốn khi nghe hiệu lệnh và trẻ tìm phải tìm và gọi
đúng tên bạn trốn
- TCDG:
Nu na nu nống
- Chơi tự do:
trẻ chơi các đồ chơi có ngoài trời, đong nước,
cát, tô màu,…
|
- QS: Các phòng học trong trường
- TCVĐ:
Mèo đuổi chuột, cách chơi trẻ nắm tay làm hang chuột, chuột chạy đường nào
thì mèo phải đuổi theo đường đó
- TCDG:
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: trẻ chơi các đồ chơi có ngoài
trời, đong nước, cát, tô màu,…
|
- QS: Góc thiên nhiên
- TCVĐ:
Cáo và thỏ, các chú thỏ đang đi kiếm ăn khi có hiệu lệnh mua to rồi, mưa to
rồi thì mau chạy về chuồng nếu khống cáo nhảy ra ăn thịt.
- TCDG:
Kéo cưa lừa xẻ
- Chơi tự do:
trẻ chơi các đồ chơi có ngoài trời, đong nước,
cát, tô màu,…
|
- Lao động tập thể
Cả lớp cùng lao động quét dọn phòng lớp, trưng
bày lại các sản phẩm trong chủ đề.
|
Hoạt động góc
|
- PV: Cô giáo
- TM: Trẻ biết đọc thơ diễn
cảm, ngắt nghỉ đúng giọng
|
- NT: Trẻ biết thể hiện các
kỹ năng hát, múa vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề.
- HT: Tìm dụng cụ cho cô,
lô tô
|
- XD: Xây trường mầm non cua bé
- TN: Trẻ chăm sóc cây, tưới cây và trồng thêm cây xanh,…
|
- PV: Trẻ biết khi đóng vai cô giáo cần làm gì?
- NT: Vẽ lóp học của bé.
|
- XD: Trẻ biết dùng các khối gỗ lắp ráp để xây lóp học.
- Khám phá: chăm sóc cây, làm thí nghiệm
|
VS, ăn,
ngủ trưa
|
- Rèn nề nếp, thói quen
thực hiện các thao tác vệ sinh: rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng, vệ
sinh xong biết dội nước,…
- Nhắc nhở cách cầm thìa,
không làm rơi vãi thức ăn xuống sàn.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ
khi ngủ.
|
||||
Hoạt động
chiều
|
- Trẻ chơi và hoạt động
theo ý thích ở các góc tự chọn.
- Ôn các bài đã học ở buổi
sáng.
- Vận động nhẹ.
- Nhận xét bé ngoan, bé
vâng lời cô.
- Cô nhắc nhỡ động viên
cháu ngoan hơn để được cắm cờ.
|
||||
Trả trẻ
|
- Nhắc nhở những việc cho
ngày hôm sau.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh
về tình hình của trẻ khi ở lớp.
|
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề : Một số đồ dùng đồ chơi
I. YÊU CẦU:
- Trẻ nhận dạng và nói được công
dụng, lợi ích của đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài sân, biết sử dụng đồ dùng,
đồ chơi cho phù hợp.
- Trẻ hứng thú học tập,, biết phối hợp nhịp
nhàng khi chơi, có khả năng phân loại đồ dùng, đồ chơi.
- GD:
trẻ giữ gìn ĐDĐC cẩn thận, sắp xếp
ĐDĐC gọn gàng.
II. CHUẨN
BỊ:
- Đồ dùng: ca, khăn, dép, ghế.
- Đồ chơi: đồ chơi góc gia đình, góc xây dựng,
góc âm nhạc
II. TỔ CHỨC:
* Hoạt động : Ổn định giới thiệu:
- Cho
trẻ hát bài “Cô và mẹ”
- Bài
hát nói về điều gì ? Nhắc đến ai?
- Cô là
người mẹ của các con ở trường, vậy cô làm những việc gì giờ chúng ta sẽ cùng
nhau trò chuyện nào.
* Hoạt động1: Quan sát
- Cô
cùng trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng”.
-
Giờ các con hãy cho cô biết chúng ta đang ở đâu đây?
-
Đúng rồi chúng ta đang ở trong lớp học, giờ các con hãy kể cho cô nghe các góc
chơi của chúng ta nào!
-
Các con thấy các góc chơi có gì nào?
-
Trong lớp của chúng ta có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi giờ chúng ta sẽ cùng đi
khám phá xem chúng có đặc điểm và công dụng gì nha!
- Cô chop trẻ quan sát đồ chơi ở
góc gia đình, góc xây dựng và góc âm nhạc.
- Đây là cái gì? ( Bếp)
- Bếp này màu gì?
- Dùng để làm gì vậy các con?
- Bếp này được làm từ chất liệu
gì? ( Nhựa)
- Tương tự cho trẻ quan sát ô tô,
khối vuông, khối chữ nhật, trống lắc, bộ gõ…
- Cho trẻ so sánh những đồ dùng
có chất liệu khác nhau như bàn làm bằng
nhựa ở góc gia đình với xe làm bằng gỗ ở góc xây dựng.
+
Cho trẻ quan sát đồ dùng của lớp: ca, khăn, ghế ngồi, tập, sách, viết…
- Dạy trẻ phân biệt đâu là đồ
dùng, đâu là đồ chơi.
- Đồ dùng là những gì các con sử
dụng vào mục đích tạo ra sản phẩm. VD: cái ca thật thì uống nước, còn ca đồ
chơi chỉ để tượng trưng không chứa nước nhiều được.
-
GD trẻ giữ gìn đồ chơi ngăn nắp, cẩn thận, không làm hư hỏng chúng, sắp
xếp gọn gàng khi chơi xong.
-
Đồ dùng: vệ sinh, rửa sạch sau mỗi lần sử dụng, để gọn gàng ngăn nắp.
¬ Hoạt động 2: Trò chơi
Trò chơi vận động:
- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi chơi “Mèo đuổi chuột”
- Cô cho cháu nhắc lại tên trò chơi
- Cách chơi: trẻ nắm tay làm hang chuột, chuột
chạy đường nào thì mèo phải đuổi theo đường đó.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi vài lần
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Mèo đuổi chuột)
- Trò chơi dân gian “ Chi chi
chành chành”
-Cho trẻ chơi vài lần
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( chi chi chành chành)
-Trò chơi vận động: Cáo và thỏ
+ Cách chơi: Cô cho 1 bạn làm cáo, các bạn còn lại làm thỏ. Khi thỏ đi kiếm
ăn thì gặp thỏ phải chạy mau về chuồng.
+ Luật chơi: Chú thỏ nào không về kịp chuồng thì bị cáo bắt.
- Cô nhận xét trong khi trẻ chơi.
Chơi tự do
- Trong sân trường của chúng ta có rất nhiều đồ chơi,nào là góc xé dán,
chơi với nước, với cát,… bạn nào thích chơi ở chỗ nào thì chỗ ấy, nhưng các con
không được giành đồ chơi với nhau và không được xô đẩy bạn nhé!
- Cô quan sát trẻ chơi
¬ Củng cố:
- Cô tập trung trẻ lại hỏi các con vừa chơi trò chơi gì?
Kết thúc nhận xét:
Nhận xét:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG
GÓC
Chủ đề
nhánh 3: Một số đồ
dùng đồ chơi
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết lựa chọn góc chơi, thỏa thuận vai chơi, biết liên kết
vai chơi ở các góc.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử, cảm
nhận, hoạt động theo nhóm góc mà mình lựa chọn: xây theo ý tưởng, lắp ghép, mua
đồ, tô màu, cắt dán…
- Trẻ có hứng thú, tích cực
với hoạt động, biết giữ gìn đồ dùng
đồ chơi.Giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi, nhường nhịn bạn, dọn dẹp ngăn
nắp sau khi chơi
II. Chuẩn bị:
-1.Góc phân
vai:
- Bộ đồ dùng gia đình, bánh sinh nhật, tiền giả
- Đồ dùng khám bệnh
- Hoa, quả, bánh kẹo…ở góc bán hàng.
2. góc xây
dựng:
-Vật liệu xây dựng: Khối xây dựng, gạch, hàng rào,
cây xanh, hoa, thùng rác
3.Góc nghệ
thuật:
- Giấy vẽ, bút vẽ, bút vẽ, giấy màu, hồ dán.
- Đất nặn, bảng, kéo, hồ…
4. Góc học
tập và sách:
-Các loại sách truyện, bài tập về chủ đề trường
mầm non
-Giấy màu, hồ dán, kéo…
5. Góc
thiên nhiên
- các loại cây, chậu, cát, nước…
- Cô chuẩn bị đồ chơi đầy đủ ở các góc, dây đeo kí hiệu của góc chơi.
- Các bài hát chủ đề trường mầm non.
I. Yêu cầu:
+ Kiến thức: Trẻ biết tên các góc
chơi, thích hoạt động góc và biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong.
+ Kĩ năng: Trẻ biết chơi theo yêu cầu của cô, biết thể hiện vai chơi.
+ Thái độ:Giáo dục trẻ biết nhường bạn và không giành đồ chơi với bạn, thu
dọn đồ chơi dung chỗ.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: Trống lắc
+ Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ chơi ở các góc
III. Tiến trình hoạt động:
¬ Hoạt động 1: Ổn định
- Cho cháu hát bài “ Bài ca đi học”
- Các con vừa hát bài gì?( “ Bài ca đi học”)
- Bạn nhỏ trong bài hát đi đâu?( Đi học )
- Bạn đến trường để làm gì?( Để học )
- Ngoài đến trường để học chúng ta còn được làm gì nữa? ( Chơi trò chơi)
- Hôm nay cô sẽ cho các con xây dựng lớp học nhé!
- Muốn xây dựng lớp học các con phải xây dựng gì trước? ( Nền lớp trước)
- Kế tiếp xây gì?
- Trong lớp mình có mấy góc chơi? ( 5 góc chơi)
- Đó là những góc chơi nào? ( Góc nhệ thuật, xây dựng, phân vái, bán hàng,
học tập)
- Trong góc phân vai có góc chơi nào nhỏ? ( Đóng vai, bác sĩ,..)
- Trong góc thiên nhiên các con làm gì? ( Chăm sóc cây, trồng cây,..)
- Góc nghệ thật các con làm gì?( Hát, vẽ, nặn,..)
- Khi vào góc chơi các con phải làm gì?( không giành đồ chơi, không xô đẩy
bạn)
-Các con thích chơi ở góc nào?( Trẻ trả lời theo ý thích)
- Cô gợi hỏi ý vài trẻ
- Bây giờ các con hãy vào góc chơi của mình đi.
¬ Hoạt động 2: Trẻ chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét từng góc chơi
- Cô và trẻ cùng đến góc xây dựng để nhận xét các bạn xây tường mầm non như
thế nào.
¬ Củng cố:
- Các con vừa chơi gì? ( Trẻ trả lời)
¬Giao dục: Khi chơi các con phải cẩn thận nhẹ nhàng, khi chơi xong
biết thu dọn đồ chơi gọn gàng nhé!
Nhận xét tiết hoạt động:
Post a Comment