Giáo án 3 tuổi Nhận biết phía trước, phía sau của bản thân
CHỦ ĐỀ: Tôi là ai ? Giáo án 3 tuổi Nhận biết phía trước, phía sau của bản thân
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-3-tuoi-nhan-biet-phia-truoc-phia-sau-cua-ban-than.html
CHỦ ĐỀ: Tôi là ai ?
Giáo
án 3 tuổi
Nhận biết phía trước, phía sau của bản thân
Nội dung
|
Kết quả mong đợi
|
Chuẩn bị
|
Tiến hành
|
Hoạt động chung
Nhận biết phía trước,
phía sau của bản thân
|
- Trẻ nhận biết được phía trước, phía sau của bản thân
trẻ
- Trẻ có kỹ năng xác định hướng trong không gian
- Rèn sự ghi nhớ có chủ định.
|
- Búp bê, áo, quần,
dép,
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát và
nhún nhảy theo nhạc bài “Hãy xoạy nào”. Trẻ lên ngồi gần bên cô. Cô cùng trẻ
trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể:
- Trên cơ thể các con
có những bộ phận nào?
Cho trẻ kể tên các bộ
phận trên cơ thể trẻ.
Cho trẻ về đội hình
chữ U.
*Nội dung:
a. Ôn kiến thức cũ:
- Cô làm chuẩn và xác
định phía trước, phía sau của cô cho trẻ xem.
- Hỏi trẻ về phía trước,
phía sau của trẻ.
b. Cung cấp kiến thức
mới
- Cô mời một trẻ lên
làm chuẩn, cho cả lớp xác định phía trước, phía sau của bạn đó.
- Đặt một con búp bê
phía trước trẻ, một đôi dép phía sau trẻ, cô hỏi trẻ:
- Con búp bê nằm ở
phía nào của con?
- Đôi dép nằm ở phía
nào của con?
Mời 3-4 bạn lên làm
chuẩn và cô hỏi trẻ tương tự như vậy, cô có thể đổi vị trí của các đồ dùng
sau mỗi lượt trẻ.
Cho trẻ đứng tại chỗ,
cô cầm một số đồ vật xuống gần bên trẻ, đặt các thứ tự đồ dùng phía trước,
phía sau trẻ rồi hỏi trẻ về vị trí các đồ dùng:
- Cái áo này nằm phía
nào của con?
- Cái quần này nằm
phía nào của con?
*Luyện tập:
Trò chơi: “Ai nhanh
hơn”
Cô chuẩn bị cho mỗi
trẻ một chiếc khăn mặt. Khi nghe cô nói yêu cầu đặt chiếc khăn ở phía trước
hay phía sau thì trẻ nhanh tay lấy khăn và đặt vào vị trí trước hoặc sau bản
thân mình.
Cô cho trẻ chơi 5-6
lượt. Cô kiểm tra kết quả, sửa sai cho trẻ và khen trẻ.
*Kết thúc:
Cô cùng trẻ cất đồ
dùng đồ chơi.
|
Hoạt động ngoài trời
Đọc đồng dao “Dung
giăng dung giẻ”
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi theo ý thích
|
- Trẻ thuộc bài đồng
dao
- Trẻ biết đọc và biểu
diễn sang tạo theo bài thơ
- trẻ hứng thú với nội
dung hoạt động và trò chơi
|
- Loa, nhạc chủ điểm
- Dây kéo co
- Xắc
xô,..
|
*Gây
hứng thú:
Cô hỏi
thăm sức khỏe trẻ trước lúc ra sân, chuẩn bị trang phục cho trẻ gọn gàng, phù
hợp khi ra sân.
Cô
cùng trẻ hát “Tya thơm, tay ngoan” trẻ đi ra sân.
*Nội
dung:
Cô
cùng trẻ trò chuyện về tên gọi, biệt danh của trẻ.
- Con tên gì?
- Biệt danh của con là gì?
- Con thấy tên và biệt danh của mình thế nào ?
*Nội dung :
Cô giới thiệu bài đồng dao « Dung giăng dung dẻ ».
Cô đọc cho trẻ nghe 1-2 lượt.
- Các con vừa nghe cô đọc bài đồng dao gì ?
- Cô đọc cho trẻ đọc theo 4-5 lượt.
Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
- Mời các tổ thi đua đọc với nhau
- Mời nhóm bạn lên đọc đồng dao.
*Kết thúc :
Cô tổ chức cho trẻ chơi « Chi chi chành chành » 1 lượt.
*TCVĐ : Kéo co
Cô cùng trẻ trò chuyện về cách chơi và luật chiw của trò chơi kéo co.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lượt. Cô khuyến khích, động viên trẻ tham gia
chơi.
*Chơi theo ý thích : Cô bao quát trẻ chơi. Đảm bảo an toàn cho
trẻ.
|
Hoạt động góc
GC:- chơi bán hàng, cắm hoa, bác sĩ
GKH:
- Xây khuôn viên sân nhà
- Vẽ khuôn mặt bé cười
Chơi với cát, nước
- Nghe kể chuyện “Nếu không đi học”
-
Chơi với cát, nước
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi sáng)
|
||
Hoạt động chiều
Rèn kỹ năng các góc:
- Xây ngôi nhà của bé
- Vẽ khuôn mặt
-
Gieo hạt
|
- Trẻ
có các kỹ năng xây, xếp
- Rèn
kỹ năng di bút, di màu đều
- Rèn
kỹ năng xới đất, gieo hạt
|
- Các
góc chơi gọn gàng, sạch sẽ.
- Hạt
giống, màu, giấy vẽ, đồ chơi xây dựng,….
-
Loa, nhạc,..
|
*Gây
hứng thú:
Cô
cùng trẻ cùng trò chuyện về các góc chơi:
- Hôm
nay các con sẽ chơi ở góc nào?
- Con
sẽ làm gì ở góc chơi đó.
*Nội
dung:
Cô hướng
trẻ vào nội dung chơi của các góc.
- Mời
trẻ nhẹ nhàng về góc chơi để chơi
- Cô
đến từng góc chơi, quan sát, gợi ý cho trẻ chơi.
- Hướng
dẫn cho trẻ xây ngôi nhà và khuôn viên xung quanh.
- Gợi
ý cho trẻ cách cuốc, xới và làm tơi đất. Sau đó gieo hạt và tưới nước nhẹ
nhàng.
- Nhắc
nhở trẻ tự thế ngồi vẽ, ccahs cầm bút và cách di bút, di màu….
- Động
viên trẻ chơi và chơi cùng trẻ.
* Kết
thúc:
Cô đến
từng góc chơi động viên, nhận xét về các sản phẩm chơi. Cô khen trẻ.
Cô mở
nhạc “Mời bạn ăn”, Trẻ cất đồ dùng đồ chơi.
|
Post a Comment