Giáo án 3 tuổi Nhận biết các nhạc cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, đàn ghi ta
CHỦ ĐỀ: Tôi là ai ? Giáo án 3 tuổi Nhận biết các nhạc cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, đàn ghi ta
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-3-tuoi-nhan-biet-cac-nhac-cu-am-nhac-xac-xo-trong-lac-dan-ghi-ta.html
CHỦ ĐỀ: Tôi là ai ?
Giáo
án 3 tuổi
Nhận biết các nhạc cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, đàn ghi ta
Nội dung
|
Kết quả mong đợi
|
Chuẩn bị
|
Tiến hành
|
Hoạt động chung
Nhận biết các nhạc cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, đàn
ghi ta.
NH: Tập đánh răng
TCAN: “Ai nhanh nhất”
|
- Trẻ biết tên gọi, cách sử dụng của các nhạc cụ
- Trẻ biết cách sử dụng các nhạc cụ
- Nhận biết các âm thanh khác nhau của các loại nhạc cụ.
- Trẻ hứng thú với các nhạc cụ
|
- Các nhạc cụ: Xắc xô, trống con, đàn ghi ta.
- Loa, nhạc chủ đề
- vi deo các nghệ sĩ đang chơi các loiaj nhạc cụ.
- Máy chiếu.
|
*Gây hứng thú:
Cô lắc xắc xô, trẻ lại ngồi gần
bên cô.
Cô mở vi deo các nghệ sĩ đang
biểu diễn các loại nhạc cụ cho trẻ xem và nghe. Cô cùng trẻ trò chuyện:
- Các con thấy gì trong video?
- Trong vi deo có những loại nhạc
cụ nào?
*Nội dung:
Cô cùng trẻ hát “Hãy xoay nào”,
trẻ về đội hình chữ U.
Các con ạ, hôm nay cô sẽ giới
thiệu cho các con biết về một số loại nhạc cụ rất gần gũi với các con đấy.
Cô cho trẻ xem cái xắc xô:
- Đây là nhạc cụ gì?
- Xắc xô được dùng để làm
gì ?
- Chúng ta sử dụng xắc xô
như thế nào ?
Cô gõ xắc xô cho trẻ nghe
âm thanh và mô phỏng lại.
Cô cho trẻ xem cái trống
con :
- Đây là nhạc cụ gì?
- Tiếng của trống như thế
nào ? (Cho trẻ mô phỏng tiếng trống )
- Cách sử dụng trống như
thế nào ?
Cô cho trẻ xem chiếc đàn
ghi ta :
- Vậy đây là gì ?
- Làm sao để sử dụng đàn
ghi ta ?
- Âm thanh của đàn ghi ta
như thế nào ? Cô đánh và cho trẻ mô phỏng âm thanh của đàn.
Cô cho 3 trẻ lên hát bài
« Mời bạn ăn » và biểu diễn với ba loiaj nhạc cụ đó
*Nghe hát : Tập đánh
răng
Cô giới thiệu tên bài hát
và nội dung của bài.
Cô hát lần 1 cho trẻ nghe,
trẻ ngồi gần cô.
Lần 2, cô hát và biểu diễn
với xắc xô.
*Trò chơi âm nhạc :
Ai nhanh nhất
Cô phổ biến cách chơi và
luật chơi cho trẻ. Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt. Cô động viên trẻ tham
gia chơi.
|
Dạo chơi ngoài
trời
QS tranh trò chuyện về các bước đánh răng
TCVĐ : Chuyền bóng bằng hai chân
- Chơi theo ý thích
|
- Trẻ nhớ các bước đánh
răng và biết cách đánh răng
- Trẻ biết tự giác thực hiện
đánh răng hằng ngày.
- Trẻ hứng thú với trò
chơi
|
- Tranh ảnh về các bước
đánh răng.
- Loa, nhạc chủ điểm
- Bàn chải đánh răng,…
|
*Gây hứng thú :
Cô gõ xắc xô theo nhịp cho
trẻ đi ra sân. Cô cùng trẻ trò chuyện về các bộ phận trên khuôn mặt.
- Trên khuôn mặt chúng ta
có những bộ phận nào ?
- Công dụng của những bộ
phận đó ?
*Nội dung :
Cô cùng trẻ quan sát tranh
theo thứ tự các bước đánh răng, trò chuyện với trẻ:
- Bức tranh này vẽ
gì ?
- Bức tranh này nói về hoạt
động nào của chúng ta ?
- Chúng ta thường đánh
răng vào thời điểm nào trong ngày ?
- Đánh răng mang lại lợi
ích gì cho chúng ta ?
Giáo dục trẻ đánh răng mỗi
ngày ít nhất hai lần vào snags và tối để bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn sâu
răng.
*TCVĐ : Chuyền bóng bằng
hai chân
Cô phổ biến cách chơi và
luật chơi : bạn đứng đầu hàng dùng hai chân kẹp bóng vào giữa rồi di
chuyển theo kiểu nhảy cóc lên đến đích và bỏ bóng vào rổ. Bnaj tiếp theo thực
hiện như thế cho đến hết. Đội nào được nhiều bóng hơn thì thắng.
Cô chia lớp làm 3 đội và
cho trẻ chơi 5-6 lượt. Cô quan sát và khuyến khích trẻ chơi.
*Chơi theo ý thích :
Cô bao quát trẻ chơi, đmả
bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
|
Hoạt động góc
GC :- Biểu diễn âm nhạc về chủ đề
GKH:
- Cắm hoa, chơi mẹ con, bán hàng
- Xây lắp hàng rào
- Xếp lô tô về chủ đề
- Đong đo cát nước, lau lá cây
|
(Xem kế hoạch góc
chơi buổi sáng)
|
||
Hoạt động chiều
Sinh hoạt tập thể
Tập earobic bài “Cùng nhảy nào các bạn ơi”
|
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú
- Trẻ nhớ tên bài tập.
- Trẻ tập được các động tác theo cô.
|
- các động tác earobic theo nhịp nhạc.
- Loa, nhạc, máy tính
- Trang phục cô và cháu gọn gàng, phù hợp
|
*Nội dung bài tập:
Cô tập hợp trẻ ra sân đứng thành 2 hàng.
Cô hỏi thăm sức khỏe trẻ, chuẩn bị trang phục cho trẻ
phù hợp, gọn gàng.
- Cô giới thiệu tên bài tập, cho trẻ nhăc lại tên bài tập.
- Cô tập cho trẻ xem một lần.
- Cô tập cho trẻ từng động tác, vừa tập vừa giải thích
các động tác cho trẻ làm theo. (4-5 lượt)
Cô khen trẻ, động viên trẻ tập.
Cô mở nhạc cô nhảy cho trẻ nhảy theo cô và theo nhịp nhạc.
(2-3 lượt)
Cô hỏi lại trẻ tên bài tập
Cô mở nhạc cho trẻ nhảy và cô gợi ý các động tác cho trẻ
tập.
Cô khen trẻ.
*Kết thúc: Cô cùng trẻ nhảy lại một lần nữa theo nhạc.
|
Post a Comment