Giáo án 3 tuổi Nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân
CHỦ ĐỀ: Quần áo và đồ dùng của bé Giáo án 3 tuổi Nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-3-tuoi-nhan-biet-phia-tren-phia-tren-phia-duoi-cua-ban-than.html
CHỦ
ĐỀ: Quần áo và đồ dùng của bé
Nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân
Nội
dung
|
Kết quả
mong đợi
|
Chuẩn bị
|
Tiến
hành
|
Hoạt
động chung
Nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân
|
- Trẻ xác định được vị trí phía trên, phía dưới của bản
thân
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô
|
- Cốc uống nước, áo, quần, nơ cài tóc, vòng đeo tay, dây
buộc tóc, mũ ....
- Máy chiếu, slide tranh.
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Ồ sao bé không lắc”. trẻ
lên ngồi gần bên cô, cô cùng trẻ trò chuyện về cơ thể bé:
- Cơ thể các con có những bộ phận nào?
- Hằng ngày các con làm gì để bào vệ các bộ phận
trên cơ thể mình?
*nội dung:
Cô cùng trẻ xem các slide tranh, trò chuyện về các bức
tranh:
- Bức tranh này có gì?
- Chiếc khăn nằm vị trí nào của em bé?
- Chiếc cố nằm vị trí nào của em bé?
Cô mở nhạc trẻ về chỗ ngồi.
Cô mời một trẻ lân, cô cầm chiếc mũ dơ cao hơn đầu
và hỏi trẻ:
- Chiếc mũ nằm ở vị trí nào của bạn?
- Cầm chiếc vòng tay bỏ xuống sàn nhà và hỏi trẻ:
- Chiếc vòng tay này nằm phía nào của bạn?
- Tương tự, cô mời một vài trẻ đứng dậy tại chỗ, cô
đặt các vật ở ví trí phía trên đầu hoặc dưới chân chủa trẻ và hỏi trẻ, hỏi bạn
bên cạnh trẻ về vị trí của vật.
*Trò chơi: Ai nhanh hơn
Cô nêu cách chơi: Mỗi trẻ có một đồ vật, cô yêu cầu
để vật đó ở vị trí phía trên hoặc phía dưới của bản thân thì trẻ thực hiện
theo yêu câu của cô. Trẻ nào nhanh nhất thì cô tuyên dương.
Cô ra hiệu lệnh cho trẻ chơi 4-5 lượt. Cô sửa sai
cho trẻ.
Sau mỗi lượt chơi, cô đến từng trẻ hỏi trẻ vị trí của
vật ở phía trên hay phía dưới trẻ. Cô khen trẻ.
*Kết thúc:
Cô cùng trẻ chơi vận động nhún nhảy theo nhạc bài “Mời
bạn ăn”.
|
Dạo
chơi ngoài trời
Nhặt lá, quả khô xếp hình đồ dùng cá nhân
TCVĐ: Kéo cưa lửa xẻ
- Chơi theo ý thích.
|
- Trẻ biết chọn các vật liệu thiên nhiên phù hợpvà xếp
thành hình dạng các đồ dùng cá nhân
- Trẻ biết không chơi que, gậy nguy hiểm.
|
- Tranh ảnh về đồ dùng cá nhân: Đôi dép, khăn mặt, cốc uống
nước, gối
- Nhạc chủ đề, loa.
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ xem tranh về đồ dùng cá nhân. Trò chuyện
cùng trẻ:
- Bức tranh này vẽ gì?
- Đồ dùng này có hình dạng như thế nào?
*nội dung:
Bây giờ cá con hãy đi tìm những nguyên vật liệu
thiên nhiên để xếp thành những đồ dùng cá nhân mà mình thích nào.
- Nguyên vật liệu thiên nhiên là những thứ gì các
con?
À nguyên vật liệu thiên nhiên trong sân trường chúng
ta có như lá cây rụng, quả khô, các cành cây nhỏ, …
- Giáo dục trẻ không dùng que, gậy để chơi vì nó sẽ
gây nguy hiểm cho mình và bạn chơi cùng.
Cô hướng dẫn trẻ xếp và động viên, khuyến khích trẻ
hoạt động.
Tuyên dương những trẻ tìm được nhiều vật liệu và xếp
được hình đồ dùng cá nhân nhanh nhất.
Cô đến từn sản phẩm và khen ngợi trẻ.
*TCVĐ: Kéo cưa lửa xẻ
Cô cùng trẻ đọc đồng dao “Kéo cưa lửa xẻ” về đứng gần
cô. Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 5-6 lượt. Cô khen trẻ, động
viên trẻ chơi.
*Chơi theo ý thích:
Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi an toàn.
|
Hoạt
động góc
GC:- Nấu các món bé thích, bày bàn tiệc,
cắm hoa.
GKH:
- Xây mô hình vườn rau sạch
- Gắn hột, hạt hình bàn tay
- Nối đồ dùng phù hợp với bạn trai, bạn gái, tô màu
trang phục bạn trai.
- Chơi với cát, nước, lau lá cây, in hình bàn tay lên
cát.
|
(Xem kế hoạch góc
chơi buổi sáng)
|
||
Hoạt
động chiều
Rèn kỹ năng các góc chơi:
+xây lắp tự do
+ Làm album về đồ dùng cá nhân
+Lau lá cây
|
- Trẻ biết cách lắp ghép các nút lớn, nút nhỏ để tạo
thành các hình dạng ngôi nhà.
- Trẻ biết chọn các lô tô phù hợp để dán vào album.
- Trẻ khéo léo, mạnh dạn
|
- Đồ chơi lắp ghép
- lô tô về đồ dùng cá nhân
- Khăn ẩm, xô nước,…
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát “Mời bạn ăn”, trẻ lên ngồi gần bên
cô. Cô cùng trẻ em tranh về sản phẩm một số góc chơi và trò chuyện:
- Đây là góc chơi nào?
- Các bạn nhỏ đang chơi gì ?
*Nội dung :
Cô giới thiệu cho trẻ các góc chơi
trong lớp.
- Gợi hỏi trẻ về ý tưởng chơi của trẻ
trong các góc.
- Hỏi trẻ thích chơi ở góc nào nhất.
- Cô mở nhạc trẻ về góc chơi và chơi.
- Cô đến từng góc chơi gợi hỏi trẻ về
cách chơi với đồ chơi, gợi ý cho trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Cô hướng dẫn trẻ cách lau lá cây nhẹ
nhàng, không làm hư hỏng cây và rụng lá.
- Cô chơi cùng trẻ để tạo hứng thú
cho trẻ chơi.
*Kết thúc : Cô cùng trẻ nhận xét
các sản phẩm của các góc chơi. Cô khen trẻ, động viên trẻ chơi.
|
Post a Comment