Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Dạy thơ Tâm sự của cái mũi Độ tuổi : 5-6 tuổi
GIÁO ÁN Chủ đề : Bản Thân Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Dạy thơ “ Tâm sự của cái mũi” Độ tuổi : 5-6 tuổi Lớp dạy : 5 ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/11/phat-trien-ngon-ngu-de-tai-day-tho-tam-su-cai-mui-5-6-tuoi.html
GIÁO ÁN
Chủ đề : Bản Thân
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Dạy thơ “ Tâm sự của cái mũi”
Độ tuổi : 5-6 tuổi
Lớp dạy : 5 tuổi A
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ,
tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và đọc thuộc diễn cảm bài thơ “ Tâm sự của
cái mũi”
- Biết thể hiện động tác
minh họa cho bài thơ
- Trẻ biết được mũi là
giác quan của cơ thể, mũi để thở, để ngửi, cần phải giữ gìn vệ sinh để mũi luôn
sạch sẽ.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nghe
và cảm trả lời câu hỏi của cô đầy đủ rõ ràng.
- Trẻ thể hiện được âm
điệu nhẹ nhàng, tình cảm của bài thơ khi đọc thơ cảm nhận được bài thơ qua
giọng đọc, cử chỉ, điệu bộ diễn cảm.
3. Thái độ
- Trẻ biết tác dụng của
cái mũi và các bộ phận khác trên cơ thể, biết bảo vệ,vệ sinh mũi và các bộ phận
luôn sạch sẽ để cơ luôn khỏe mạnh.
- Trẻ có thái độ tích
cực, hứng thú trong giờ học.
II. Chuẩn bị
- Nhạc bài hát “Cái
mũi”, máy chiếu, loa mở nhạc.
- Hình ảnh minh họa bài
thơ “Tâm sự của cái mũi”
- Mũ đội, tranh theo nội
dung bài thơ
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
Xin chào mừng các bé đến với chương trình
“ Bé yêu thơ” của lớp 5 tuổi A ngày hôm nay
Vê
tham dự chương trình trình, rất vinh dự được chào đón các cô giáo xinh đẹp,
cùng các bé đến từ lớp 5 tuổi A đáng yêu
Và
không thể thiếu sự có mặt của 3 đội chơi
- Mở đầu chương trình là tiết mục văn nghệ
“ Cái mũi” do 3 đội chơi biểu diễn
* Hoạt động 2: Hoạt động chính
Phần thi thứ nhất: Bé hiểu biết”
- Đến với chương
trình “ Bé yêu thơ” ngày hôm nay chúng mình không chỉ được thưởng thức những
tiết mục đặc sắc mà còn được lắng nghe các giọng thơ ngọt ngào,tình cảm nữa
đấy!
- Có rất nhiều nhạc sĩ, nhà thơ đã sáng
tác các bài hát, bài thơ nói về cái mũi. Ai biết có bài thơ nào nói về cái mũi
không?
- Bài thơ “ Tâm
sự của cái mũi” do ai sáng tác?
- Có bạn nào
thuộc bài thơ chưa?
- Cô đọc bài thơ 1 lần (đọc diễn cảm)
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem
tranh minh họa
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? do ai
sáng tác?
- Trong bài thơ cái mũi tâm sự với chúng
mình điều gì?
* Đàm thoại,trích dẫn
- Bài thơ nói về điều gì?
- Mũi có tác dụng gì?
- Ai đọc câu thơ nói lên điều đó?
- Mũi giúp chúng mình ngửi, mũi còn giúp
chúng mình làm gì nữa?
- Câu thơ nào thể hện điều đó?
- Chúng mình phải làm gì để mũi luôn sạch
sẽ
- Ngoài vệ sinh mũi chúng mình phải làm gì
để cơ thể luôn khỏe mạnh?
* Giải nghĩa từ khó
- Theo con hương ngạt ngào là mùi hương
như thế nào?
(là mùi hương rất thơm lan tỏa ra khắp
không gian rộng)
Phần thi thứ 2: “ Bé tài năng”
- Bây giờ cô mời cả 3 đội chúng mình cùng
đọc bài thơ và cùng tâm sự với cái mũi nhé!
- Cả 3 đội đọc (thể hiện điệu bộ, cử chỉ cùng cô)
- Trẻ đọc dưới hình thức thi đua nhau
giữah các tổ, nhóm,cá nhân( Trong quá trình đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cho trẻ đọc “ giọng đọc to,giọng đọc nhỏ”
- Cô đưa tay lên cao thì trẻ đọc to, cô
đưa tay xuống thấp thì đọc nhỏ
- Trong quá trình chơi cô có thể thay đổi
hinh là đưa tay Cao – Vừa – Thấp để trẻ đọc tương ứng To – Vừa – Nhỏ
- Trẻ đọc nối tiếp
- Mời nhóm,cá nhân
Với
bài thơ nay chúng mình có thể chuyển thành nhiều thể loại như ngâm
thơ,hát,…nhưng đến với chương trình hôm nay cô sẽ đọc ráp bài thơ “ Tâm sự của
cái mũi” đấy
- Xin mời các bé cùng lắng nghe
Phần
thi thứ 3: “ Bé nhanh nhẹn”
- Trò chơi: Thử tài trí nhớ
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội và mỗi
đội có những bức tranh nói về nội dung của bài thơ “ Tâm sự của cái mũi” nhiệm
vụ của 2 đội là ghép những bức tranh ấy theo nội dung bài thơ
- Luật chơi: Đội nào ghép nhanh, đúng,đẹp,
đội đó sẽ chiến thắng
* Hoạt động 3: Kết thúc
Chương trình “ Bé yêu thơ” hôm nay đến đây là
hết rồi, xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bé trong chương trình lần sau
Post a Comment