CHỦ ĐỀ: ẤM ÁP MÙA XUÂN
DẠY HÁT: MÙA
XUÂN (TT)
NGHE: EM THÊM MỘT TUỔI.
VĐ: VỖ TAY THEO PHÁCH
TC:
Nghe hát tìm đồ vật.
Lứa
tuổi: 5 - 6 tuổi
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-
Cháu hát thuộc bài hát “Mùa xuân”, hiểu được nội dung bài hát, thể hiện
bài hát tình cảm.Trẻ chơi được trò chơi.
-
Rèn cho trẻ kĩ năng hát đúng nhịp, diễn cảm, biết vận động theo nhịp bài
hát, chơi tốt trò chơi âm nhạc, phát triển
kĩ năng nghe và tìm được đồ vật qua trò chơi.
- Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc và
thích được học hát. Giáo dục trẻ hiếu thảo với mẹ của mình.
II. CHUẨN BỊ:
ĐD của cô: Chương trình Power point nội dung bài hát, đàn, dụng cụ âm nhạc, phông
văn nghê,….
ĐD của trẻ: mũ đội về các loài hoa mùa xuân, Dụng cụ âm nhạc phách tre, xắc xô,
trống lắc.
III. TIẾN
HÀNH
* Hoạt động 1: Hát mừng xuân
- Ổn định: Đọc
bài thơ: “mùa xuân” tập trung trẻ đến bên cô
Chào mừng các
bạn đến với chương trình “Vườn âm nhạc”
với chủ đề : Ấm áp mùa xuân
Đến với chương
trình ngày hôm nay có các đội sau:
-Đội hoa cúc
-Đội hoa mai
-Đội hoa đào
Và BTC có nhiều
phần thi hấp dẫn dành cho các đội chơi
-Đề mở đầu
chương trình hôm nay là phần thi “Tài
năng của bé”
Nhưng trước khi
bước vào các phần thi BTC mời các đội cùng tham quan trình chiếu một số hình ảnh nói về mùa xuân ,để
các bạn biết được muà xuân như thế nào nha. Khi đi tham quan các con phải chấp
hành đúng luật giao thông ,không chen lấn xô đẩy nhau nhé.
-Cho trẻ xem
tranh ảnh trình chiếu Powerpoint
- Cô trò chuyện
đàm thoại về nội dung tranh
- Có một bài hát nói về mùa xuân rất là hay ,mùa xuân về muôn
hoa khoe sắc thơm ngát cả đất trời ,được thể hiện qua lời bài hát “Mùa xuân”
Sáng tác: Hoàng Văn Yến
- Chúng ta sẽ
cùng khám phá mùa xuân qua bài hát này nhé.
-Cho trẻ về hội
trường cùng tham gia các phần thi
* Mở đầu phần thi là “Tài năng của bé”
-Để cho các con
tự tin hơn khi tham gia biểu diễn thì cô sẽ hát cho các con nghe trước nha.
-Cô hát lần 1
diễn cảm:
-Cô hát lại lần
2: giảng nội dung bài hát kết hợp đàm thoại.
-Cô giáo dục
trẻ.
-Và bây giờ
chúng ta cùng hát với nhau nhé.
-Cô mời lớp hát
3 lần: 1 lần bình thường, 1 lần to-nhỏ.1 lần nối tiếp.
Mời tổ hát: mỗi
tổ một lần
Mời nhóm hát. Cá
nhân hát
* Vận động theo nhạc: Các con biểu diễn
rất hay nhưng mà để bài hát thêm sinh động và hay hơn nữa thì các con hãy cùng
vận động vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé.
- Cô cho trẻ vận
động 2 lần (lần 1 vổ tay không,lần 2 kết hợp với vận động với dụng cụ âm nhạc)
* Hoạt động 2: Bé cùng vui chơi
Tiếp theo BTC có một trò chơi thưởng cho các
đội , đó là trò chơi “Nghe hát tìm đồ vật”
* Luật chơi: Trẻ
nghe giai điệu của bài hát khi to khi nhỏ để tìm đồ vật.
* Cách chơi: Cô cho lớp ngồi thành vòng tròn. Chọn một bạn
đi ra ngoài ,cô giấu một đồ vật (hay món quà) ở phía sau lưng một bạn bất kỳ.
bạn ở ngoài cửa lớp đi vào đi xung quanh vòng tròn nge hát, khi bạn đi đến nơi
gần có đồ vật thì cả lớp hát to lên thì trẻ đoán biết là có đồ vật ở gần đó và
đứng lại tìm. Bạn tìm đúng thì bạn đó sẽ đi ra ngoài thay cho bạn. còn nếu tìm
sai chỗ thì sẽ bị phạt nhảy lò cò.
-Cô tổ chức cho
trẻ chơi 2 lần
Hoạt động 3: Thưởng thức âm nhạc
-Cuối cùng là “quà
tặng âm nhạc”
- BTC còn có bài hát rất hay cũng
nói về mùa xuân , xuân về có hoa mai vàng đón chào xuân về,, những em thơ khoe áo mới rất là
vui.Đó chính là nội dung bài hát :“ Mùa xuân ơi” nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện ,giờ BTC
sẽ hát tặng cho các đội thi nghe nha!
- Cô hát cho trẻ
nghe 2 lần.
- Lần 1: hát
diễn cảm vui vẻ.
- Các con thấy
nội dung bài hát có những hình ảnh gì? Âm thanh gì?
- Lần 2: Cho trẻ
nghe nhạc.
- Các con ạ! Mùa
xuân rất đẹp, rất vui, mùa xuân muôn hoa khoe sắc, các em nhỏ thì thêm được một
tuổi mới,ai cũng yêu thích mùa xuân.
Các con có thích
mùa xuân về không? Các con được thêm một tuổi mới thì các con phải như thế nào?
- Cô giáo dục
trẻ, giáo dục trẻ biết BVMT khi chơi xuân
Kết thúc: * Trò
chơi nhẹ “Mùa xuân” trong sách học CM hè
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè xuân đến (2 tay chống hông, 1 tay chỉ về phía
trước)
Trăm hoa đua nở (2 tay vươn rộng ra phía trước)
Hớn hở chào xuân (2 tay chụm vào nhau phía trước ngực)
Cành lá vươn cao (2 tay vươn lên cao)
Đón chào năm mới ( 2 tay vẫy nghiêng nghiên phía trước)
Post a Comment