Giáo án Thơ: Trăng ơi từ đâu đến
Giáo án Thơ: Trăng ơi từ đâu đến 1. Mục đích yêu cầu. - Kiến thức: + Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác. + Trẻ hiểu được nội ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-tho-trang-oi-tu-dau-den.html
Giáo án Thơ: Trăng ơi từ đâu đến
1. Mục đích yêu cầu.
-
Kiến thức: + Trẻ
biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác.
+ Trẻ hiểu được nội dung của bài
thơ và cảm nhận được giai điệu vẻ đẹp
của trăng qua bài thơ “Trăng ơi từ đâu
đến”.
- Kỷ năng: + Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc trọn
vẹn bài thơ, luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm.
+ Phát triển khả năng chú ý và
ghi nhớ cho trẻ
- Thái độ:
+ Trẻ biết yêu quý vẻ đẹp thiên
nhiên xung quanh bé, biết nhờ có ánh trăng vào ban đêm mà tiết kiệm điện.
+ Ngồi học ngoan ngoãn, chú ý.
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa cho nội dung bài
thơ, thước chỉ.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
- Cô đọc câu đố về mặt trăng: “Đêm
rằm tròn vành vạch
Toả ánh vàng khắp nơi
Những đêm nào trở khuyết
Trông giống con thuyền trụi” (là gì?) (Mặt trăng)
- Khi nào thỡ cú trăng mọc? Mặt
trăng như thế nào?
* Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ
nghe và đàm thoại về nội dung bài thơ.
- Các con ạ. Chú Trần Đăng Khoa
cũng viết một bài thơ nói về vẻ đẹp của trăng, đó là bài “Trăng ơi từ đõu đến”.
Cô cùng các con đọc bài thơ nhé.
- Cô đọc toàn bộ bài thơ cho trẻ
nghe 1 lần chú ý thể hiện giọng ngắt, đúng câu, đúng nhịp để trẻ cảm nhận được
vẽ đẹp của bài thơ
- Cô hỏi trẻ cô vừa đọc bài thơ
gì? Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2: Đọc trích dẫn và
đàm thoại trên tranh.
- “Trăng ơi … trước nhà” và hỏi
trẻ: Trăng ở đâu đến?
- Trăng như thế nào? Lơ lửng ở
đâu?
- Cô giải thích “Lơ lửng” là lưng
chừng không cao, không thấp.
- “Trăng ơi… chớp mi” trăng từ
đâu đến các con? Trăng tròn như cái gì? Và như thế nào?
- “Trăng ơi… lên trời” hay trăng
đến từ gì? Trăng bay như thế nào?…
- Các con có thích đọc thơ cùng
cô không?
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho trẻ đọc cùng cô 2 - 3
lần.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc
thi đua nhau thể hiện bài thơ một cách mượt mà, nhẹ nhàng và diễn cảm Cô chú ý
hướng dẫn trẻ thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Chú ý: Luyện đọc cho những trẻ
đọc nhỏ, chưa rõ lời…
- Cô cho cả lớp đọc theo hình
thức giọng đọc to - nhỏ, đọc luân phiên nhau.
- Cô dặn dò trẻ biết đội mũ
nón khi trời nắng, khi đi ra đường đi dạo chơi, biết yêu quí vẻ đẹp thiên
nhiên, biết nhờ có ánh trăng ban đêm mà trẻ ra sân chơi sẽ tiết kiệm được điện.
* Hoạt động 4: Kết thúc.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Trời
nắng, trời mưa” cô động viên và khuyến khích trẻ trong khi chơi không xô đẩy
nhau, không chạy lộn xộn.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Quan sát bầu trời, thời tiết
trong ngày.
- TCVĐ: Cáo và thỏ. -
Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ ra sân được hít thở không
khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển sức khỏe và thể lực. Trẻ chú
ý quan sát và nắm được một số đặc điểm của thời tiết: Trời nhiều mây, có gió…
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và
bảo vệ thân thể. Chơi ngoan, hứng thú.
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng. Đ/c
ngoài trời: Cầu trượt, xích đu, đu quay sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Quan sát bầu trời, thơì tiết
trong ngày.
-
Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ đứng chỗ bóng mát và quan sát bầu trời và trẻ trò
chuyện:
+
Hôm nay con thấy bầu trời như thế nào?
+
Quan sát trên trời con thấy mây, gió có gì khác biệt không?
+
Với thời tiết này con cảm thấy trong người thế nào?
+
Khi đi học con phải ăn mặc như thế nào? Vì sao con phải mặc như vậy?
+
Trời mưa ( nắng ) chúng mình có được chơi ở ngoài trời không? Vì sao?
-
Giáo dục trẻ phải ăn mặc quần áo phù hợp theo mùa…
* TCVĐ: “Cáo và thỏ”: Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi và
tiến hành cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
* Chơi tự do: Chơi với cầu trượt, xích đu, đu
quay. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay
bằng xà phòng, dặn trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.
* Hoạt động góc:
Góc sách (Chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Hướng dẫn trò chơi mới: “Đoán thời gian”.
- Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi và phân biệt đợc thời gian trong ngày qua hình vẽ.
- Không chạy nghịch phá trong khi chơi, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một bức tranh về cảnh thời gian trong ngày.
- Đồ chơi ở các góc.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hướng dẫn trò chơi mới: “Đoán thời gian”.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh và cho trẻ quan sát rồi lắng nghe cô nói. Khi cô nói đến tên của một thời gian nào trong ngày thì cháu có bức tranh về cảnh thời gian đó giơ lên. Sau đó tự kể xem trong tranh của mình vẽ những gì?
- Luật chơi: Chọn đúng tranh giơ lên khi cô nói tên các buổi thời gian.
- Cô động viên ,khuyến khích và cùng chơi với trẻ.
* Chơi tự do ở các góc: Cô cho trẻ về góc chơi theo ý thích của trẻ.
- Cô bao quát và động viên trẻ chơI không tranh giành, xô đẩy nhau.
- Nhắc trẻ cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi qui định sau khi chơi.
- Sau khi chơi xong cô vệ sinh cho trẻ. Nhận xét cuối ngày và trả trẻ.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ,ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - vui chơi)…………………………………………………………………………………………………
Post a Comment