Giáo án thể dục: Bật qua suối
Giáo án thể dục: Bật qua suối - TCVĐ: “Kéo co”. 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến t...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-the-duc-bat-qua-suoi.html?m=0
Giáo án thể dục: Bật
qua suối
- TCVĐ: “Kéo co”.
1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết dùng sức của đôi bàn
chân để nhún bật đồng thời chạm đất bằng hai chân.
- Kỷ năng:
+ Trẻ biết phối hợp các giác quan
tai và mắt, trẻ nắm được cách chơi và luật chơi.
- Thái độ:
+ Giáo dục trẻ thường xuyên tập
luyện thể dục, không chơi ở gần sông suối.
+ Chú ý học.
2. Chuẩn bị:
- Phấn vẽ - Sân trường sạch sẽ,
bằng phẳng.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định và gây
hứng thú.
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Mưa” và
cùng nhau trò chuyện về một số nguồn nước, trẻ kể tên các nguồn nước mà trẻ
biết.
* Hoạt động 2: Khởi động:
- Cho trẻ đi chậm, chạy nhẹ
nhàng, chạy nhanh vòng tròn theo cô 1 - 2 vòng sân theo tiếng xắc xô của cô,
trẻ về tư thế 3 hàng ngang theo tổ.
* Hoạt động 3: Trọng động:
* BTPTC: Mỗi ĐT tập 3l x 8n, riêng ĐT chân,
bật tập 4l x 8n.
- ĐT Tay :
Đứng tự nhiên hai tay đưa lên cao, vẫy cả hai cánh tay về hai phía phải- trái.
- ĐT Chân: Đứng thẳng nhảy tách
chân sang ngang, kết hợp đưa hai tay dang ngang - nhỷa đưa chân vè hai tay xuôi
theo người.
- ĐT Bụng - Lườn: Đứng hai chân
dang rộng bằng vai, hai tay chống hông nghiêng người sang trái - đứng thẳng -
sang phải - đứng thẳng.
- ĐT Bật: Bật về phía trước.
* VĐCB: “Bật qua suối”.
- Hôm nay, cô cháu mình sẽ cùng
nhau đi chơi công viên và trên đường đi vào công viên có một con suối muốn đi
vào công viên được thì các con phải bật thật mạnh về phía bên kia của công
viên.
- Cô giới thiệu sẽ cho trẻ bài
tập: “Bật qua suối” và làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Cô làm mẫu cho trẻ lần 2 kết
hợp gỉi thích động tác: hai tay các con chống hông và đứng sau vạch phấn và khi
nào có hiệu lệnh “Bật” thì nhún mạnh hai chân xuống và bật mạnh về phía trước
và chạm đất nhẹ nhàng bằng hai bàn chân.
- Cho 2 trẻ khá lên đi thử và hỏi
trẻ khi bật thì phải như thế nào?
- Cho 2 trẻ của 2 tổ lên thực
hiện.
- Cô động viên và sửa sai cho
trẻ.
* TCVĐ: “Kéo co” .
- Cô nêu cách chơi và luật chơi
và cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô động viên và khuyến khích
trẻ chơi.
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ làm những chú chim bay
nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Quan
sát hồ nước của trường.
- TCDG: Lộn cầu vồng. - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.
1.
Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ ra
sân được hít thở không khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển sức khoẻ.
-
Trẻ chỳ ý quan sát và nêu được một số đặc điểm nổi bật của hồ nước.
-
Giáo dục trẻ biết tránh xa các ao, hồ, sông suối...
2.
Chuẩn bị: - Hồ
nước của trường.
-
Đ/c ngoài trời: Ngựa, xích đu, cầu trượt, đu quay… sạch sẽ, an toàn.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Quan sát hồ
nước của trường.
-
Cô dẫn trẻ ra sân, cho trẻ đứng quanh con hồ nước và hát bài “Cho tôi đi làm
mưa với”, hỏi trẻ ửâc
lớp đang đứng ở đâu?
-
Cho trẻ quan sát và đàm thoại: + Đây là gì? Dưới hồ nước có những gì?
+
Tôm, cá muốn sống được dưới hồ nước thì nước trong hồ phải như thế nào?
+
Vậy muốn bảo vệ các nguồn nước thì con người phải làm gì?...
-
GDT: tránh xa các ao, hồ, sông suối...
* TCDG: “Lộn
cầi vồng”: Cô cho trẻ nhắc lại và tổ chức
cho trẻ chơi theo từng đôi, cô bao quát
và nhắc nhở trẻ trong quá trình chơi.
* Chơi tự do: Chơi với Ngựa, xích đu, cầu
trượt, đu quay… Cô bao quát, nhắc nhở trẻ trong quá trình chơi an toàn, không
chen lấn, chạy, xô đẩy nhau.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng. Dặn trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm
nước.
* Hoạt động góc:
Góc học tập (Góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Chơi theo ý thích ở các góc.
- Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
- Nêu gương cuối tuần.
1. Yêu cầu: - Chơi ngoan, tích cực. Biết nhận xét về bạn và mình.
- Giúp trẻ học cách quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực hiện công việc được giao..
2. Chuẩn bị: Đ/c các góc đầy đủ, khăn lau, chổi, giỏ rác, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Chơi theo ý thích ở các góc.
- Cô cho trẻ về nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.
- Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
- Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
- Cô và trẻ thảo luận về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…) cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment