Đo một khối lượng nước bằng hai đơn vị đo khác nhau
Đo một khối lượng nước bằng hai đơn vị đo khác nhau 1. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: + Giúp trẻ biết cách đo một lượng nước bằng h...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/do-mot-khoi-luong-nuoc-bang-hai-don-vi-do-khac-nhau.html?m=0
Đo một khối lượng nước bằng hai
đơn vị đo khác nhau
1.
Mục đích, yêu cầu:
-
Kiến thức:
+
Giúp trẻ biết cách đo một lượng nước bằng hai đơn vị đo khác nhau và nói được
số lượng đo của mỗi đơn vị đo. Biết so sánh giữa hai đơn vị đo đó.
-
Kỹ năng:
+
Luyện kỹ năng phân biệt và so sánh cho trẻ.
-
Thái độ:
+
Giáo dục trẻ biết thêm về ích lợi của nước qua đó biết tiết kiệm nước.
+
Ngồi học ngoan ngoãn, chú ý.
2.
Chuẩn bị:
-
Một số chai lọ.
-
Một cốc nhựa, một bát nhựa, 3 chậu lớn. Đồ dùng của cô giống trẻ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định và gây hứng thú.
-
Cả lớp hát và chơi trò chơi "Trời nắng trời mưa".
-
Hỏi trẻ: Trời nắng các con thấy như thế nào?
+
Còn trời mưa thì sao?
+
Nước có ích như thế nào đối với con người và các loại động vật, thực vật?
* Hoạt động2: Đo một khối lượng nước bằng hai đơn vị
đo khác nhau.
-
Hôm nay lớp mình tổ chức hội thi đo lường nước để chuẩn bị làm nước giải khát
mùa hè, để biết được một chai nước có mấy cốc, mấy bát thì phải làm như thế nào
?
-
Cô cho trẻ ngồi xung quanh nhìn cô đong, các con đếm xem chai nước của cô được
mấy cốc ? Cô rót đổ vào chậu và cho trẻ đếm (5 cốc ).
-
Bạn nào lên tìm số tương ứng cho cô nào?
-
Đếm xem chai nước này đong được mấy bát (8)
-
Vậy các con hãy nói xem cốc đựng được
nhiều nước hơn hay bát đựng được nhiều nước hơn? Vì sao con biết ?
-
Trẻ về thành 3 nhóm cùng thực hiện đo chai nước của mình có mấy cốc và mấy bát
nhỏ, khi đo xong là nói đơn vị đo của mỗi lần đo.
-
Cô nhắc nhở trẻ khi đong đo không làm nước đổ vào quần áo .
-
Hỏi trẻ: Con đo được mấy cốc? Mấy bát? (gần 6 cốc và hơn 8 bát).
+
Cốc đựng được nhiều nước hơn hay bát đựng được nhiều nước hơn?
+
Cho trẻ tìm số tương ứng?
-
Cô đi đến những trẻ còn yếu động viên khuyến khích, giúp đỡ trẻ và cho trẻ nói
kết quả đo của mỗi lần đo.
-
Các con có biết từ đâu mà có nước không?
-
Nước dùng để làm gì?
-
Nếu như không có nước thì điều gì xẽ xẩy ra?
-
Khi dùng nước các con phải như thế nào?
-
Có vứt rác thải xuống ao, hồ, sông, suối không? Vì sao?
* Kết thúc hoạt động: Cả lớp hát bài "Cho tôi đi
làm mưa với".
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG: - Lao động
nhổ cỏ cho bồn hoa của lớp.
- TCV Đ: Cáo ơi ngủ à. - Chơi tự do: Chơi vò giấy, xé lá.
1. Yêu cầu:
- Trẻ ra sân ngoan, không chạy
lung tung, không bứt hoa, bẻ cành. Biết nhặt lá vàng bỏ đúng vào giỏ rác. Trẻ
hứng thú chơi các trò chơi.
2. Chuẩn bị: - Sân trường rộng, sạch, an toàn.
Lá cây, giấy, quần áo gọn gàng cho trẻ.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Lao động nhổ cỏ cho bồn hoa của
lớp.
- Cô kiểm tra sức khỏe và dặn dò
trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, ra sân không được chạy nhảy lung tung,
không xô đẩy bạn.
- Cô cùng trẻ làm một đoàn tàu
cùng nhau đi lại bồn hoa của lớp. Và hỏi trẻ:
+ Các con vừa được được đi đâu
vậy? Đây là cái gì?
+ Hoa để làm gì? Chúng ta phải
làm gì để cho hoa được đẹp?
- Sau đó, cho trẻ nhặt lá vàng
rụng, nhổ cỏ ở sân trường và cô hỏi trẻ:
+ Muốn cho bồn hoa sạch sẽ các
con phải làm gì?
+ Vậy các con nhổ cỏ nhặt lá vàng bỏ vào đâu?
- Cô phát giỏ rác cho 3 tổ và
phân công mỗi tổ một góc bồn hoa.
- Trẻ nhặt lá vàng, nhổ cỏ cô
nhắc nhở trẻ đổ đúng nơi quy định của nhà trường.
- Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ, giữ
dìn vệ sinh môi trường. Không được vứt rác, khạc nhổ bừa bải làm ô nhiểm môi
trường.
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng
dưới vòi nước.
* TCVĐ: “Cáo ơi ngủ à”. Cô nêu cách chơi, luật chơi và
cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi vò giấy, xé lá. Cô chú ý bao quát trẻ chơi an
toàn.
* Hoạt động góc: Góc
phân vai (góc chính).
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Đọc bài thơ “Bốn mùa ở đâu”.
- Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu:
- Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Không chạy nghịch phá trong khi chơi, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
2. Chuẩn bị: Nội dung bài thơ “Bốn mùa ở đâu”. Đồ chơi ở các góc.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Đọc bài thơ “Bốn mùa ở đâu”.
- Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần. Hỏi trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Cô đọc lần 2: Đàm thoại về nội dung bài thơ.
- Hỏi trẻ: Bài thơ nói lên điều gì? Mùa hạ ở đâu?
+ Mùa đông ở đâu? Mùa thu ở đâu?
+ Còn mùa xuân ở đâu? Bốn mùa đều ở đâu?
- Cho trẻ đọc bài thơ cùng cô 2 lần. Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
* Chơi tự do ở các góc.
- Cô cho trẻ về góc mình thích chơi. Quá trình chơi cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ.
- Chơi xong hướng dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ,ăn, ngủ - HĐCCĐ- HĐNT- Vui chơi)………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment