Giáo án Chuyện: Sự tích Hồ Gươm
Giáo án Chuyện: Sự tích Hồ Gươm 1. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, qua câu chuyện trẻ biết được tr...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-chuyen-su-tich-ho-guom.html
Giáo án Chuyện:
Sự tích Hồ Gươm
1.
Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ hiểu được nội dung câu
chuyện, qua câu chuyện trẻ biết được truyền thống đánh giặc của nhân dân ta, tự
hào về những di tích lịch sử nổi tiếng, những danh lam thắng cảnh đẹp của đất
nước Việt Nam .
- Kỹ năng: Trẻ kể chuyện diễn cảm, thể hiện
được giọng điệu của các nhân vật.
- Thái độ: + Giáo dục trẻ biết giữ gìn và
tôn vinh những di tích lịch sử đó.
+ Ngồi học ngoan, chú ý.
2. Chuẩn bị.
- Tranh nội dung câu chuyện,
tranh vẽ cảnh Hồ Hoàn Kiếm. Bút màu.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định và gây
hứng thú.
- Cả lớp hát bài "Yêu Hà
Nội". Trò chuyện về thủ đô Hà Nội có gì đẹp, có những công trình, di tích
nào nổi tiếng…
* Hoạt động 2: Cô kể cho trẻ nghe
kết hợp trích dẫn - đàm thoại.
- Bạn nào trong lớp mình được đi
Hà Nội rồi? ở đó có những khu di tích nào?
- Muốn biết được vì sao hồ lại có
tên là hồ Hoàn Kiếm các con hãy lắng nghe cô kể nhé.
- Cô kể lần 1 kết hợp tranh minh
họa. Hỏi trẻ:
+ Các con vừa nghe cô kể chuyện
gì? Câu chuyện kể về ai?
+ Muốn tìm hiểu kỹ hơn câu chuyện
này các con hãy lắng nghe cô kể lại một lần nữa nhé.
- Cô kể lần 2: Trích dẫn làm rõ ý
theo nội dung câu chuyện.
- Ai đã đứng ra cùng nhân dân
đánh giặc? Khi kéo lưới lên đã thấy gì?
- Vì sao lại cho Lê Lợi mượn
gươm? Thanh gươm đó như thế nào ?
- Khi dùng thanh gươm đó Lê Lợi
đã làm được những gì? Vì sao?
- Đánh thắng quân giặc rồi Lê Lợi
đã trả lại thanh gươm cho ai?
- Vì sao hồ Tả Vọng lại đổi tên
là hồ Gươm? Ai đã đổi tên?
- Hồ Gươm là một danh lam thắng
cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội và đó cũng là một di tích lịch sử văn hóa của dân
tộc ta.
- Muốn giữ gìn và tôn tạo bảo vệ
và phát huy truyền thống giữ nước của ông cha ta các con phải làm gì?
- Mời 3 - 4 trẻ lên kể lại từng
đoạn chuyện cùng cô.
- Cô giúp đỡ động viên khuyến
khích trẻ kể.
* Kết thúc hoạt động:
- Cả lớp đọc ca dao “Rủ
nhau….xem…kiếm hồ…”.
- Về góc tô màu bức tranh hồ Hoàn
Kiếm.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Quan sát bầu trời, thời tiết
trong ngày.
- TCVĐ: Cáo và thỏ. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài
trời.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ ra sân được hít thở không
khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển sức khỏe và thể lực. Trẻ chú
ý quan sát và nắm được 1số đặc điểm của thời tiết: Trời nhiều mây, có gió…
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và
bảo vệ thân thể. Chơi ngoan, hứng thú.
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng. Mũ cáo,
mũ thỏ.
- Đ/c ngoài trời: Cầu trượt, xích
đu, đu quay sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Quan sát bầu trời, thơì tiết
trong ngày.
-
Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ đứng chỗ bóng mát và quan sát bầu trời và trẻ trò
chuyện:
+
Hôm nay con thấy bầu trời như thế nào?
+
Quan sát trên trời con thấy mây, gió có gì khác biệt không?
+
Với thời tiết này con cảm thấy trong người thế nào?
+
Khi đi học con phải ăn mặc như thế nào? Vì sao con phải mặc như vậy?
+
Trời mưa ( nắng ) chúng mình có được chơi ở ngoài trời không? Vì sao?
-
Giáo dục trẻ phải ăn mặc quần áo phù hợp theo mùa…
* TCVĐ: “Cáo và thỏ”: Cô nêu cách chơi, luật chơi và
tiến hành cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
* Chơi tự do: Chơi với cầu trượt, xích đu, đu
quay. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng, dặn trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm
nước.
chơi
* Hoạt động góc: Góc phân vai (Chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Hướng dẫn trò chơi: “Chặt cây dừa, chừa cây đậu” .
- Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết chơi cùng nhau.Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trẻ thuộc lời bài đồng dao.
2. Chuẩn bị:
- Nội dung bài đồng dao, đồ dùng đồ chơi đủ ở các góc.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hướng dẫn trò chơi: “Chặt cây dừa, chừa cây đậu” .
- Cô giới thiệu với trẻ tên trò chơi mới .
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 trẻ.
- Mỗi nhóm đứng thành hình vòng cung, nắm tay lại và xếp chồng nắm tay lên nhau.
- Tất cả cùng đọc bài “Chặt cây dừa, chừa cây đậu”.
- Một bạn không xếp chồng tay, vừa hát vừa chỉ tay vào chồng tay từ trên xuống dưới.
- Hát mỗi từ trong bài đồng dao sẽ chỉ vào một nắm tay, đến từ “lửa”, nếu trúng nắm tay ai thì bạn đó phải rút tay ra. Cứ như thế cho đến hết các nắm tay thì trò chơi chấm dứt.
- Tiếp tục trò chơi bằng cách thay đổi vai chơi.
* Chơi tự do ở các góc: Trẻ về góc chơi theo ý thích, cô bao quát, cùng tham gia chơi và động viên trẻ ngoan, hứng thú… Chơi xong trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng vào giá.
* Đánh giá các hoạt động trong
ngày. (Đón trẻ,
ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
…………………………………………………………………………………………………...
Post a Comment