Thể dục: Ném trúng đích thẳng đứng
Thể dục: Ném trúng đích thẳng đứng TCVĐ: Thả đĩa ba ba 1. Mục đích: * Kiến thức: - Trẻ nhớ tên vận động và cách thực hiện vận độ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/the-duc-nem-trung-dich-thang-dung.html?m=0
Thể dục: Ném trúng đích thẳng đứng
TCVĐ: Thả đĩa
ba ba
1.
Mục đích:
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên
vận động và cách thực hiện vận động: Ném trúng đích thẳng đứng.
* Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện
đúng vận động: phối hợp giữa mắt - tay, biết cầm túi cát và ném vào đích thẳng
đứng không chạm vào đích.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú
khi tham gia các vận động và trò chơi.
- Rèn cho trẻ
tính mạnh dạn, tự tin khi tham gia thực hiện vận động.
2. Chuẩn bị:
- Sân bằng
phẳng, sạch sẽ, không gian đủ rộng để trẻ thực hiện bài tập.
- Phấn vẽ, 2
đích thẳng đứng.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Hoạt động 1:
Mở đầu: Cô
dẫn trẻ xuống sân và trò chuyện cùng trẻ:
- Muốn cho cơ thể
khỏe mạnh chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2:
Khởi động:
Cho trẻ đi thành
vòng tròn kết hợp bài hát “Đố bạn biết” để phối hợp đi các kiểu chân, chạy
nhanh, chạy chậm. Sau đó về đội hình 3 hàng ngang.
* Hoạt động 3:
Trọng động:
* BTPTC: Mỗi ĐT tập 3l x
8n, riêng ĐT tay tập 4l x 8n.
- Động tác tay:
Giơ hai tay song song trước mặt sau đó về tư thế chuẩn bị và đổi hai tay song
song trên đầu.
- Động tác chân:
Hai tay dang ngang sau đó đưa song song trước mặt và chùng hai chân xuống, sau
đó về tư thế chuẩn bị.
- Động tác lườn:
Hai tay chống hông, sau đó lần lượt từng tay vòng qua đầu đồng thời nghiêng
người theo tay.
- Động tác bật:
Bật tách chụm chân.
* VĐCB: Ném
trúng đích thẳng đứng.
- Cô giới thiệu
vận động: Ném trúng đích thẳng đứng và làm mẫu.
- Cô làm mẫu lần
1: không giải thích.
- Cô làm mẫu lần
2: Kết hợp phân tích động tác: Khi nghe hiệu lệnh chuẩn bị thì các cháu tiến về
đứng trước vạch kẻ, cúi người xuống tay phải cầm túi cát đứng chân trước chân
sau. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu thì tay phải cầm túi cát đưa từ dưới lên ngang
tầm mắt, nhìn thẳng vào đích dùng sức mạnh của cánh tay ném túi cát vào đích và
đi về đứng cuối hàng.
- Cho hai trẻ
lên làm thử, cô bao quát và sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ 2
tổ lần lượt lên thực hiện vận động.
- Cô chú ý sữa
sai cho trẻ.
- Cô cho hai tổ
thi đua xem tổ nào có nhiều bạn ném trúng vào đích hơn thì tổ đó sẽ thắng. Trẻ
thực hiện xong cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
* TCVĐ: Thả đĩa
ba ba.
- Cô cho trẻ nêu
cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Hoạt động 4:
Hồi tĩnh:
Trẻ làm những chú chim bay nhẹ nhàng quanh sân trường 1
* HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc nghệ thuật (Góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Giải câu đố
về một số côn trùng và các loài chim.
- TCVĐ: Kéo
co. - Chơi tự do: Chơi với bóng, lá,
phấn...
1. Yêu cầu:
- Trẻ giải được
các câu đố mà cô đố trẻ.
- Biết chơi trò
chơi đúng cách, đúng luật và chơi hứng thú, không chạy nhảy lộn xộn…
2. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng,
sạch sẽ. Câu đố về các con côn trùng và chim.
- Phấn, lá... 2
sợi dây thừng.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động.
* Giải câu đố về
một số côn trùng và các loài chim.
- Cô gợi hỏi trẻ
trước lúc ra sân các cháu phải như thế nào?
- Cô dẫn trẻ
xuống sân ngồi xuống chiếu đã chuẩn bị sẵn và mời trẻ đọc bài thơ “Tiếng chim”.
- Trò chuyện với
trẻ về một số con côn trùng và chim mà trẻ biết?
- Cô đọc lần
lượt từng câu đố cho trẻ giải đáp (Nếu trẻ không biết cô gợi ý thêm cho trẻ),
giải đáp được con vât nào cô và trẻ cùng trò chuyện về con vật đó.
* TCVĐ: Kéo co.
- Cô cho trẻ
nhắc lại cách chơi luật chơi, cô tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
* Chơi tự do: Chơi với bóng,
lá, phấn...
- Cô cho trẻ
chơi theo ý thích và bao quát trẻ chơi, nhắc trẻ không dẫm bẩn đồ chơi trong
sân.
- Chơi xong trẻ
biết về lớp rửa tay sạch sẽ. Dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt
động: -
Tập một số tiết mục văn nghệ mừng xuân.
- Nêu gương cuối tuần.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên những bài hát mà đã học,
trẻ hát thuộc và đúng lời những bài hát đó.
- Trẻ mạnh dạn đứng lên biểu diễn cùng
cô và các bạn. Hứng thú chơi tích cực.
2. Chuẩn bị:
- Đàn ghi sẵn 1 số bài hát và nơ hoa, đ/c
các góc đầy đủ.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Tập một số
tiết mục văn nghệ mừng xuân.
- Cô cho trẻ về
ngồi theo đội hình chữ u và cùng trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của ngày tết.
- Sau đó, cô mời
những trẻ mạnh dạn lên tập 1 số tiết mục văn nghệ để hôm sau tổ chức biểu diễn
văn nghệ mừng xuân.
- Cô cùng tập
với nhóm trẻ, nhắc nhở những bạn còn lại cổ vũ, vỗ tay động viên các bạn hát,
đọc thơ, kể chuyện.
* Cho trẻ chơi
tự do ở các góc.
- Cô cho trẻ vê
nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình
chơi cô động viên trẻ và cùng chơi cùng trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.
- Dặn dò trẻ
không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
- Chơi xong cô
hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng.
* Đánh giá các
hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment