LQVH: Chuyện “Sẻ con tìm bạn”
LQVH: Chuyện “Sẻ con tìm bạn” 1.Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ hiểu và nắm được nội dung chuyện. Nhớ tên các nhân vật trong c...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/lqvh-chuyen-se-con-tim-ban.html?m=0
LQVH: Chuyện “Sẻ con tìm bạn”
1.Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ hiểu và nắm được nội dung chuyện.
Nhớ tên các nhân vật trong chuyện và tên chuyện.
* Kỹ năng:
- Thể hiện ngữ điệu giọng, hành động các
nhân vật.
- Biết kể chuyện theo cô, trả lời các
câu hỏi của cô một cách mạch lạc, rõ ràng...
* Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý các nhân vật có đức
tính tốt.
- Hứng thú nghe cô kể chuyện...
2. Chuẩn bị:
- Đàn, sân khấu rối, giỏ hoa nhựa. Tranh
minh hoạ câu chuyện.
- Rối que, rối tay các nhân vật trong
chuyện.
- Nhạc bài hát “Con chim non”.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện
về chủ đề.
- Cô mở nhạc cho trẻ hát bài hát “Con
chim non”. Hỏi trẻ:
+ Cả lớp vừa hát bài hát gì? Trong bài
hát nói về con gì?
* Hoạt động 2: Kể chuyện “Sẻ con
tìm bạn”.
- Cô giới thiệu câu chuyện và kể diển
cảm câu chuyện kết hợp làm điệu bộ, hỏi trẻ:
- Cô vừa kể chuyện gì? Trong chuyện có
những ai?
- Lần 2 cô kể kết hợp tranh minh hoạ.
- Sau đó, cô diễn rối que, cô điều khiển
rối kết hợp với giọng kể qua máy thu âm, hỏi trẻ:
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Các con yêu nhân vật nào nhất?
- Vì sao các con yêu bạn chuột nhất?
- Các con yêu bạn bướm vàng không? Vì
sao?
* Hoạt động 3: Dạy trẻ kể lại
chuyện.
- Bây giờ chúng mình sẻ tập giọng của
các nhân vật nhé!
- Giọng sẻ mẹ như thế nào? (tình cảm ấm
áp);
- Giọng bướm vàng (đanh đá)
- Giọng sẻ con như thế nào? (trong trẻo
ngây thơ);
- Giọng chuột nhắt (dịu dàng tình cảm).
* Cô là người dẫn chuyện “Chú sẻ con… Nó
hỏi mẹ”.
- Trẻ kể tiếp bắng giọng các nhân vật,
cho trẻ nhắc lại các câu đối thoại:
- Giọng sẻ con”Mẹ ơi kia là ai ạ?”.
- Giọng sẻ mẹ “đó là bạn chuột nhắt đấy
con ạ!”.
- Giọng sẻ con “Bạn ấy thật là xinh
đẹp!”.
- Giọng bướm vàng “Tớ chịu thôi!.. Tớ đi
chơi chổ khác đây!”.
- Cô cho trẻ làm động tác sẻ con bị
vướng vào bẫy, động tác của bướm vàng.
* GDT: Biết bảo vệ, yêu quý các loài
chim và những con vật quý
hiếm. tránh xa những con vật có hại.
* Hoạt động 4: Kết thúc.
- Cô cùng trẻ chơi t/c “Con muỗi”.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Xem tranh
ảnh trò chuyện về côn trùng và các loài chim.
- TCDG: Lộn cầu
vồng. - Chơi tự do: Chơi với đ/c
ngoài trời.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên và các đặc điểm nổi bật
của các con vật mà trẻ được quan sát.
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, so
sánh, chơi trò chơi hứng thú…
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các con côn trùng, chim
(gõ kiến, công, chim chích, sâu, ong, bướm...)
- Sân chơi rộng rãi. Giỏ rác.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Xem tranh ảnh trò chuyện về côn
trùng và các loài chim.
- Cô dặn dò trẻ trước lúc xuống sân. Bố
trí chỗ ngồi cho trẻ ngồi xung quanh cô sao cho trẻ nào cũng nhìn thấy tranh và
chơi t/c “Con muỗi”.
- Lần lượt cô cho trẻ quan sát gọi tên
các con vật trong tranh.
- Cô chỉ vào từng con vật, gợi hỏi trẻ
về tên gọi, các đặc điểm của các con vật đó (Hình dáng, bộ phận, màu sắc, cách
vận động, thức ăn...).
- Để bảo vệ, phòng tránh các con vật này
chúng ta phải làm gì?
- Vì sao chúng ta lại phải bảo vệ, phòng
tránh… các con côn trùng, chim?...
* TCDG: Lộn cầu vồng.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật
chơi và tiến hành cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
* Chơi tự do: Chơi với xích
đu, đu quay, cầu trượt.
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn, nhắc nhở
trẻ không được chạy lung tung.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng
xà phòng. Dặn trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết kiệm nước.
* HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc sách (Góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Học Kidsmart.
- Chơi tự
do ở các góc.
1. Mục đích:
- Trẻ biết tên và nắm được nội dung bài
học, trẻ học hứng thú.
- Chơi đoàn kết với bạn…
2. Chuẩn bị:
- Máy vi tính, có đủ chổ ngồi cho trẻ
học, chơi.
- Đồ chơi đầy đủ ở các góc chơi.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
- Cô dặn dò trẻ trước lúc lại học máy.
* Học Kidsmart:
- Cô cho nhóm trẻ lại máy để học cùng
thầy Phong.
- Thầy hướng dẫn trẻ thao tác trên máy
và chơi.
* Chơi tự do ở các
góc.
- Những nhóm trẻ còn lại cô cho trẻ chơi
theo ý thích ở các nhóm, khi trẻ nhóm 1 học máy xong cô cho trẻ nhóm 2 xuống
học, cô bao quát trẻ và nhắc trẻ không đi lại lộn xộn, không tranh dành đồ chơi
với bạn.
- Chơi xong trẻ biết thu dọn đồ chơi gọn
gàng vào góc.
- Cô nhận xét,
tuyên dương trẻ.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
…………………………………………………………………………………………………
Post a Comment