KPKH: Gia đình bé có ai, đang làm công việc gì?
KPKH: Gia đình bé có ai, đang làm công việc gì? 1. Mục đích: * Kiến thức : Trẻ biết được địa chỉ của gia đình mình và biết được các t...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/kpkh-gia-dinh-be-co-ai-dang-lam-cong-viec-gi.html?m=0
KPKH:
Gia đình bé có ai,
đang làm công việc gì?
đang làm công việc gì?
1.
Mục đích:
*
Kiến thức: Trẻ
biết được địa chỉ của gia đình mình và biết được các thành viên sống trong gia
đình, gia đình mình có mấy người và công việc của từng người.
*
Kỹ năng: Tự giới
thiệu và trả lời được các câu hỏi của cô một cách mạch lạc.
*
Thái độ:
Giáo
dục trẻ biết yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ… biết bảo vệ gìn giữ cho ngôi nhà
sạch đẹp.
2.
Chuẩn bị: - Một
số bức tranh về gia đình của trẻ ở trong lớp, gia đình có nhiều người, gia đình
có ít người. Mỗi trẻ một rổ đựng lôtô về các thành viên trong gia đình.
-
Ba ngôi nhà bằng xốp, tranh phô tô về gia đình đông con, ít con. 4 bức vẽ các
hình ảnh để tạo gia đình đông con, ít con. 4 bút viết bảng.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
-
Cô cùng trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”, gợi hỏi trẻ: Vừa hát bài gì?…
* Hoạt động 2: Gia đình bé có ai, đang làm công việc
gì?
-
Cô treo các bức tranh về gia đình của một số trẻ trong lớp lên bảng.
-
Cô cho trẻ quan sát và nêu nhận xét lần lượt về từng bức tranh.
-
VD: Các cháu có biết đây là gia đình bạn nào?
+
Cô mời trẻ đó tự lên giới thiệu về gia đình mình cho các bạn biết: Nhà con ở tổ
dân phố n ào
+
Gia đình con có những ai đây? Bố (mẹ, anh, chị…) tên gì?
+
Làm công việc gì? Nhà con có mấy anh / chị, em)?
-
VD: Còn đây là gia đình bạn nào? Trong gia đình bạn có ai? (Bố, mẹ và bạn).
-
Cô mời trẻ đó lên giới thiệu về gia đình mình cho các bạn biết:
+
Bố (mẹ) tên gì? Làm việc ở đâu? Nhà ởTDP nào? Nhà có mấy người?
+
Gia đình bạn mới chỉ có 1 người con gọi là gia đình gì? Vì sao?
+
Thế các cháu có yêu gia đình mình không?
+
Yêu gia đình mính các cháu phải làm gì?...
-
Cho trẻ so sánh giữa gia đình lớn - gia đình nhỏ; gia đình đông con - gia đình
ít con?
-
Gia đình đông con là gia đình có mấy người con trở lên, gia đình ít con là gia
đình có mấy người con...
-
Cô mời thêm 1 số trẻ không có tranh ở trên tự giới thiệu về gia đình mình cho
cô và các bạn cùng biết.
-
Cô gợi ý cho trẻ mạnh dạn kể: Gia đình cháu có mấy người? Bố mẹ cháu làm nghề
gì?
+
Nhà cháu có mấy anh chị em? Thuộc gia đình đông con hay gia đình ít con?
+
Gia đình cháu ở xóm mấy? Thuộc xã nào?....
* Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố.
-
Chơi lô tô “Gia đình bé có ai”.
+
Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng lôtô về các thành viên trong gia đình, cho trẻ
xếp các thành viên của gia đình mình ra phía trước.
+
Cô đến gợi hỏi về các thành viên trong gia đình trẻ.
+Yêu
cầu trẻ xếp về gia đình đông con, gia đình ít con… cô kiểm tra.
-
Trò chơi: “Tìm đúng nhà”.
+
Cô nêu cách chơi luật chơi và triển khai cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Kết thúc: Mời trẻ về 4 nhóm vạch nối các hình ảnh để tạo
thành gia đình đông con, ít con theo yêu cầu của cô.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động:
- Quan sát cây dừa.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột. - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.
1.
Yêu cầu:
-
Trẻ biết trả lời được các câu hỏi của cô. Trẻ hứng thú tham gia vào các họat
động, chơi trò chơi đúng luật. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
2.
Chuẩn bị:
-
Chỗ đứng đủ và sạch sẽ cho trẻ xung quanh gốc cây.
-
Sân chơi, đ/c ngoài trời: Xích đu, cầu trượt, đu quay sạch sẽ, đảm bảo an toàn
cho trẻ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
-
Cô thảo luận và dặn dò trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, ra sân phải
ngoan.
-
Cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ lại đứng quanh gốc cây Dừa và cho trẻ quan sát, đưa
ra nhận xét của mình, cô gợi hỏi: Các con đang đứng ở đâu của cây Dừa?
+
Các con thấy cây Dừa như thế nào? Thân ( cành, lá, quả ) nó ra sao?
+
Có màu gì? Ai cho cô biết cây Dừa có nhiều ở vùng quê nào?
+
Ngoài cho ta bóng mát cây Dừa còn cho ta cái gì nữa?
+
Các con đã được uống nước Dừa chưa? Uống nước Dừa giàu chất gì?
+
Muốn cây Dừa có nhiều quả và cho bóng mát hằng ngày chúng ta phải làm gì?…
* TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”: Cô cho trẻ nói lại cách chơi,
luật chơi và cô triển khai cho trẻ chơi, cô chú ý thay đổi vai chơi để nhiều
trẻ được tham gia vào trò chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với xích đu, cầu trượt, đu quay. Cô bao quát
trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước.
* Hoạt động góc: G óc ph ân vai (
chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội
dung hoạt động:
- HD trò chơi mới: TCVĐ “Đàn chuột con”.
- Chơi tự
do ở các góc.
1.
Yêu cầu:
-
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, nắm được cách chơi, luật chơi của trò
chơi. Rèn luyện phản xạ nhanh và khéo léo.
-
Chơi xong trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng.
2.
Chuẩn bị:
-
Lớp học rộng rãi, phấn để vẽ vòng tròn làm hang chuột. Đồ chơi ở các góc đầy đủ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* HD t/c mới: TCVĐ “Đàn chuột con”.
-
Cô nêu cách chơi, luật chơi của trò chơi và hướng dẫn trẻ chơi.
-
Luật chơi: Khi nào nghe tiếng mèo kêu “Meo, meo, meo” thì chuột phải bỏ trốn
vào hang của mình. Mèo chỉ được bắt những con chuột ở ngoài hang (Vòng tròn)
-
Cách chơi: Trẻ giả làm “Chuột” cô giả làm “Mèo” các con chuột bò ra khỏi hang
của mình để đi kiếm ăn vừa bò vừa kêu “Chít, chít, chít…” cho trẻ bò ra khỏi
hang khoảng 30 giây thì mèo xuất hiện và kêu “Meo, meo, meo…” khi nghe tiếng mèo kêu thì chuột phải bò
nhanh vào hang của mình nếu chú chuột nào chậm sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài 1
lần chơi
-
Khi trẻ chơi thành thạo cô cho trẻ tự chơi cô làm trọng tài trẻ chơi 5 - 6 lần.
* Chơi tự
do ở các góc:
Cô cho trẻ về nhóm mình thích chơi và tự lấy đồ chơi xuống chơi dưới sự hướng
dẫn của cô.
-
Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Chơi xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn
gàng.
*
Đánh giá cách hoạt động trong ngày (ăn
- ngủ - HĐCCĐ- HĐNT).
……………………………………………………………………………………………
Post a Comment