KPKH: Bé tìm hiểu về một số loại côn trùng
KPKH: Bé tìm hiểu về một số loại côn trùng 1. Mục đích, yêu cầu. * Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, ích lợi - tác hại, đặc điểm môi tr...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/kpkh-be-tim-hieu-ve-mot-so-loai-con-trung.html?m=0
KPKH:
Bé tìm hiểu về
một số loại côn trùng
một số loại côn trùng
1. Mục đích, yêu
cầu.
* Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, ích lợi - tác hại, đặc điểm
môi trường sống và vận động của 1 số côn trùng .
- Biết tác hại và cách phòng tránh 1 số loại côn
trùng…
* Kỹ năng: Phát triển khả
năng quan sát, so sánh, phân loại côn trùng có hại, có ích
* Thái độ: Trẻ chú ý học tập
cùng cô, biết yêu quý, bảo vệ những con côn trùng có ích, biết cách phòng tránh
tác động của 1 số côn trùng có hại…
2. Chuẩn bị.
- Tranh ảnh về
một số loài côn trùng: Sâu, kiến, ong, bướm, nhện, muỗi, châu chấu cào cào,
chuồn chuồn
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động.
* Hoạt động 1: Vào bài.
- Cô cho cả
lớp hát bài “ Chuồn chuồn”. Hỏi trẻ:
+ Bài hát nói
đến con vật gì? Các cháu đã được thấy con chuồn chuồn chưa?
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu về một số con côn trùng
* Cô đưa
chiếc bảng có hình ảnh 1 số con côn trùng ra cho trẻ quan sát, gợi hỏi:
- Trên bảng của
cô có những con gì đây? Các con vật này sống ở đâu?
- Những con vật
này ăn thức ăn gì? Nó di chuyển như thế nào?
-Vậy trong những
con này thì con ruồi, muỗi, sâu, kiến là những con côn trùng có hại hay có ích?
Vì sao?
- Các con như
chuồn chuồn, ong, nhên là những con côn trùng như thế nào? Vì sao?
- Cháu thích con
vật nào nhất? Vì sao?
- Cháu không
thích con vật nào? Vì sao? Các con vật này có tên gọi chung là gì? (Côn trùng)
- Cho trẻ kể tên
một số con côn trùng khác mà trẻ biết?
- Vậy đối với
côn trùng có ích (Côn trùng có hại) thì chúng ta phải làm gì?
* Hoạt
động 3: So sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa một số con côn trùng
- Cho trẻ so
sánh sự giống và khác nhau giữa con chuồn chuồn và con châu chấu
+ Giống nhau:
Đều là con trùng và ăn thức ăn là lá cây.
+Khác nhau: Chuồn chuồn là côn trùng có ích vì
chúng giúp con người dự báo thời tiết.
- Châu chấu là côn trùng có hại vì nó phá
hoại mùa màng của con người
- Cho trẻ so
sánh con ong và con muỗi
+ Giống nhau:
Đều là côn trùng.
+ Khác nhau: Con
ong là côn trùng có ích vì nó cho chúng ta mật , và một ong là một vị thuốc rất
tốt cho cơ thể.
-Con muỗi là côn
trùng có hại vì nó đốt con người và truyền bệnh
* Giáo dục: Các con côn
trùng cũng có con có ích và cũng có nhiều con có hại nên chúng ta cần chú ý
tránh xa những con vật này đặc biệt là khi đi ngủ chúng ta nhớ bảo bố mẹ bỏ màn
để tránh bị muỗi đốt.
* Hoạt động 3:
Luyện tập cùng cố.
- T/c 1: “Thi ai
nhanh”:
Cô phát lô tô và cho trẻ giơ theo yêu cầu của cô
- T/c 2: “Ai
giỏi hơn”: Cô nêu cách chơi
và mời 2 nhóm trẻ lên chọn, gắn hình ảnh côn trùng có ích, có hại theo yêu cầu
của cô.
* Kết thúc hoạt
động:
cho trẻ chơi trò chơi “ Con muỗi”
* HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc x ây
dựng (Góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Quan
sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
- TCDG: Bịt mắt
bắt dê. - Chơi tự do: Đ/c ngoài trời.
1. Mục đích:
- Trẻ ra sân
được hít thở không khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển sức khỏe
và thể lực. Trẻ chú ý quan sát và nắm được một số đặc điểm nổi bật của thời
tiết.
- Giáo dục trẻ
biết chăm sóc và bảo vệ thân thể.
2. Chuẩn bị: Sân sạch sẽ,
bằng phẳng. Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt…
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Quan sát bầu
trời, thời tiết trong ngày.
- Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ đứng chỗ
bóng mát và quan sát bầu trời. Cô và trẻ trò chuyện:
+ Hôm nay con thấy bầu trời như thế nào?
+ Quan sát trên trời con thấy mây, gió
có gì khác biệt không?
+ Với thời tiết này con cảm thấy trong
người thế nào? Khi đi học con phải ăn mặc như thế nào? Vì sao con phải mặc như
vậy? Trời mưa (nắng) chúng mình có được chơi ở ngoài trời không? Vì sao? Khi đi
ra ngoài trời phải làm gì?…
- Giáo dục trẻ phải ăn mặc quần áo phù
hợp theo mùa…
* TCDG: Bịt mắt
bắt dê:
Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. Cho 3 trẻ được nhắc lại, tổ chức cho trẻ chơi
4 - 5 lần.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, gợi ý,
giúp đỡ trẻ để trẻ chơi đúng cách, đúng luật.
* Chơi tự do
ở các góc:
Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt… Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng, dặn trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm
nước.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Hướng dẫn trò
chơi “Đi câu ếch”.
- Chơi tự
do ở các góc.
1. Mục đích: Trẻ biết cách
chơi, luật chơi và chơi hứng thú. Biết chơi ở các góc ngoan, …
2. Chuẩn bị: Trẻ thuộc lời
bài hát “Đi câu ếch”. Phấn vẽ. 1 cần câu dài 1m, có cột 1 sợi dây dài 1m đầu
sợi dây buộc 1 miếng giấy gập nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất trúng ếch ở
xa.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hướng dẫn trò chơi “Đi câu
ếch”.
- Cách chơi: Vẽ 1 vòng tròn đường kính
2m làm ao. Mọi người vào trong ao làm ếch, còn người đi câu ở bên ngoài vòng
tròn cầm cần câu đi câu. Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì mọi
người bắt đầu hát: ếch ở dưới ao… ếch kêu ộp ộp. Khi hát thì làm động
tác như ếch đang nhảy. Tay chống nạnh, chân
chụm lại hơi nhún xuống nhảy lung tung như con ếch. Nếu thấy người đi câu còn ở
xa thì có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn để đi chơi, nhưng phải cảnh giác
người đi câu; vì nếu đang ở trên bờ mà người đi câu quăng dây trúng là bị bắt,
phải thay làm người đi câu). Ngược lại người đi câu cùng phải giả bộ làm lơ là
đi quanh bờ… rồi lừa con ếch nào mất cảnh giác, bất ngờ quăng dây bắt. Nếu đi
câu lâu mà không bắt được ếch thì người đi câu sẽ bị phạt nhảy ếch 1 vòng quanh
ao.
- Cô chơi cho
trẻ xem và tổ chức cho trẻ được tham gia chơi.
* Chơi ở các góc
theo ý thích.
- Cô cho trẻ về góc chơi theo ý thích và
bao quát, nhắc nhở trẻ biết giao lưu giữa các nhóm chơi và đoàn kết trong quá
trình chơi.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment