Gáo án: Khám phá về một số con vật nuôi trong gia đình
Gi áo án: Khám phá về một số con vật nuôi trong gia đình I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, h...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-kham-pha-ve-mot-so-con-vat-nuoi-trong-gia-dinh_28.html
Giáo án: Khám phá về một số
con vật nuôi trong gia đình
con vật nuôi trong gia đình
I. MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được tên
gọi, đặc điểm, hình dáng, tập tính, thức ăn và môi trường sống của một số con
vật nuôi trong gia đình (Con gà, con vịt, con chó, con mèo,...)
- So sánh được các đặc điểm khác nhau và giống
nhau giữa các con vật.
- Trẻ biết được lợi ích của các con vật cũng như
biết cách chăm sóc bảo vệ chúng.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh về các động vật sống
trong rừng.
- Đồ dùng của cháu: Lô tô các con vật nuôi trong
gia đình (Con gà, con vịt, con chó, con mèo,...)
- Tranh ảnh có các con vật nuôi trong gia đình.
- Bốn ngôi nhà có hình các con vật.
III. CÁCH TIẾN
HÀNH
* Cho trẻ hát và vận động theo bài “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát có nhắc đến các con vật nào?
- Các con vật này sống ở đâu?
- Trong gia đình các con còn có những con vật nào
nữa?
- Để biết những con vật này sống trong gia đình
như thế nào hôm nay chúng mình cùng nhau tìm hiểu và khám phá nhé.
Hoạt động 1: Làm quen với một số con vật sống trong gia
đình.
+ Tìm hiểu con gà trống:
- Cô bắt chước tiếng kêu của gà trống:
+ ò...ó...o...o...o Đố cả lớp biết đó là tiếng gáy của
con gì?
- Các con hãy quan sát xem cô có con gì nhé.
+ Con gì đây?
+ Các con thấy con gà trống như thế nào?Cú những bộ phận nào?
+ Con gà trống có cái mào đỏ, thế còn cái mỏ của con gà trống như thế
nào?
+ Chúng mình cùng quan sát xem cái cổ của con gà trống như thế nào?
+ Thế còn cái thân?
+ Con gà có mấy cái chân?
- Con gà có hai chân, mỗi chân có bốn ngón và một cái cựa.
+ Gà cú mấy cỏnh?
+ Con gà thường ăn gì?
+ Chúng mình có biết con gà thường
đứng ở đâu để gáy không?
+ Gà là động vật đẻ gì? (Đẻ trứng)
+ Con gà trống được nuôi ở đâu?
+ Nuôi gà để làm gì?
+ Tìm hiểu con vịt
* Cạp...cạp...cạp... đố chúng mình biết tiếng kêu của
con gì?
- Cô có con gì đây?
- Chúng mình cùng quan sát con vịt.
+ Mỏ vịt như thế nào? (Mỏ vịt dài và dẹt)
+ Cổ vịt như thế nào? (Cổ vịt cũng dài, lông mượt, đuôi ngắn)
+ Vịt có mấy chân? (Vịt có 2 chân)
+ Vịt có mấy cánh?
+ Vì sao con vịt bơi được ở dưới nước? (Vì con vịt có lớp màng ở dưới
bàn chân nên vịt bơi được ở dưới nước)
+ Vịt là động vật đẻ gì? (Đẻ trứng)
+ Con vịt được nuôi ở đâu? Nuôi vịt để làm gì?
- Những con vật nuôi trong gia đình
có 2 chân, 2 cánh, có lông, đẻ trứng còn có tên gọi chung là Gia cầm.
- Ngoài mèo và chó ra các con còn
biết những loại gia súc nào nữa? (Ngan, ngỗng,…)
+ Tìm hiểu con mèo
+ Con gì kêu meo
meo...?
- Cho trẻ quan sát con mèo:
+ Con mốo cú những bộ phận nào?
+ Đầu mèo có hình gì?(Hình tròn)
+Miệng mèo như thế nào?(Nhỏ, có râu ở bên cạnh).
+ Mèo có mấy tai?
+ Đuôi mèo như thế nào?
+ Mèo có mấy chân?( 4 chân, chân
mèo có móng vuốt, bám được rất chắc,Vì vậy mà mèo biết trèo cây)
+ Mèo là động vật đẻ gì? (Con)
+ Mèo thích ăn gì nhất?
- Mèo được nuôi ở đâu? Nuôi mèo để làm gì?
+ Tìm hiểu con chó
* Gâu...gâu...gâu...
- Đố cả lớp đó là tiếng con gì?
- Cô đưa con chó ra cho trẻ quan
sát:
- Chó có những bộ phận nào?
- Đầu chó như thế nào?
- Chó có mấy tai?
- Miệng chó như thế nào?
- Thân chó như thế nào?
- Chó có mấy chân?
- Cả lớp biết sở thích của chó là ăn gì không?( Xương)
- Chó được nuôi ở đâu? Nuôi chó để làm gì?
- Những con vật nuôi trong gia đình
có 4 chân, đẻ con có tên gọi
chung là Gia súc.
- Ngoài mèo và chó ra các con còn
biết những loại gia súc nào nữa? (Trâu, bò, me, nghé, lợn,..)
* Hoạt động 2: So sánh
- So sánh con con gà và con vịt
- Khỏc nhau: Con gà trống có cái mào đỏ, đuôi dài và chân
có cựa, không bơi được dưới nước, gà gáy ò...ó...o...o. con vịt không có mào,
đuôi ngắn, chân có màng nên bơi được dưới nước.
- Giống nhau: Con gà và con
vịt đều là động vật được nuôi ở trong gia đình, đều là động vật đẻ trứng, có 2
chân, 2 cánh và đẻ trứng, được gọi chung là gia cầm.
- So sánh con mèo và con chó.
- Khỏc nhau: Mèo đuôi dài hơn đuôi chó, chân mèo có móng
vuốt nhọn và sắc vì vậy mèo có thể leo trèo được. Không những thế mèo còn bắt
chuột được nữa - Chó đuôi ngắn hơn, chân chó không có móng vuốt nhọn bằng móng
vuốt chân mèo. Chó to hơn mèo và thường hay canh gác nhà.
- Giống nhau: Mèo và chó đều
được nuôi trong gia đình, đều có 4 chân, đẻ con và được gọi chung là gia súc.
* GD: Các con phải làm gì để chăm
sóc và bảo vệ các con vật đó? (Phải giúp bố mẹ cho chúng ăn hàng ngày vì những con
vật ấy cho mình thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, để các con cao lớn hơn,
thông minh hơn, mốo cũn biết bắt chuột, chú canh gác nhà,…nên các con phải biết
yêu quý, chăm sóc các loại động vật trong gia đình (Cho ăn uống đầy đủ, tiêm
phòng, vệ sinh chuồng trại, sau khi tiếp xúc với vật nuôi phải rửa tay bằng xà
phòng,..)
* Hoạt động 4: Trò chơi luyện tập “Dơ nhanh đọc đúng”
- Giới thiệu trò chơi
- Phát lô tô các con vật cho trẻ
- Cho trẻ dơ lô tô các con vật theo yêu cầu của
cô.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
+ Trò
chơi: “Về đúng chuồng”
- Thu lại rổ lô tô và cho trẻ giữ lại 1 lô tô mà
trẻ yêu thích nhất.
- Cô có 4 chuồng
có hình ảnh của một con vật ( chó, mèo, gà, vịt) cô phát cho các trẻ mỗi bạn
một lô tô hình ảnh con vật tương ứng với 4 con vật ở 4 chuồng. Trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát theo lời bài hát:
“Gà
trống, mèo con và cún con” khi kết thúc bài hát nghe hiệu lệnh của cô
hô “tìm
về đúng chuồng”. Bạn nào có lô tô hình ảnh tương ứng với hình ảnh ở
chuồng nào thì phải về đúng chuồng đó.
Nếu bạn nào về chuồng sai bạn đó phải nhảy lò cò xung quanh lớp.
- Lần 2 cho trẻ
đổi lô tô
- Tổ chức cho
trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô kiểm tra
kết quả chơi, khen ngợi, động viên trẻ.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét , tuyên dương trẻ.
HĐ 2: Xé dán đàn
gà con
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Cháu biết cầm giấy màu để xé
thành những con gà, vịt và dán thành bức tranh đẹp.
- Rèn kỹ năng xé lượn vòng cung, xé
dãi, xé vụn và kỷ năng sáng tạo tranh cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc đàn
gà, biết phụ mẹ cho gà ăn và bảo vệ không đánh đập chúng.
II.
CHUẨN BỊ
-
Mô hình chuồng gà
- Tranh mẫu của cô.
- Giấy A4, giấy màu, hồ dán.
III.
CÁCH TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cô dẫn cháu đến quan sát mô hình
chuồng gà.
- Trò chuyện với trẻ về một số đặc
điểm của các con gà: có những bộ phận nào? Màu sắc chúng ra sao? Có ích lợi gì
cho con người?
* HĐ 1: Cô giới thiệu tranh mẫu
- Cô còn có 1 món quà nữa muốn tặng
các con.
- Các con đoán xem tranh gì đây?
- Cô treo tranh xé dán đàn gà con
và đàm thoại với trẻ về bức tranh
- Bức tranh của cô được làm thế
nào? (xé dán)
- Từ chất liệu gì? (giấy màu)
- Con gà có những bộ phận gì?
- Mình gà và đầu gà cô xé thế nào?
(tròn hay dài).
- Cô xé dán gợi ý: Tay phải cô cầm
giấy màu, ngón trỏ và ngón tay cái của tay trái giữ giấy màu và xé từ trên
xuống dưới, xé mình gà và đầu gà là 2 hình tròn, Sau khi xé xong cô xếp trên
giấy A4 và dán. Khi dán cô lật mặt sau của giấy và phết hồ đều mặt sau, và dán,
sau khi dán xong cô xoa cho hồ dính đều. Và tiếp theo là xé mỏ gà và chân gà
bằng những hình tam giác nhỏ, và xé cánh.
Vậy muốn xé dán đàn gà con thì các
con xé nhiều con gà con dán vào vậy là đã có tranh xé dán đàn gà con rồi.
- Để bức tranh thêm sinh động c/c
có thế vẽ ông mặt trời và mây xanh.
- Các con có muốn làm giống cô
không?
-
Cô trao đổi về ý định của trẻ:
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
-
Cô cất tranh gợi ý
-
Nhắc trẻ về cách ngồi, cầm bút khuyến khích trẻ xé dán
* HĐ 3: Trưng bày sản phẩm:
-
Cho trẻ trưng bày chung sản phẩm
-
Cho 3-4 trẻ nhận xét, cho 1-2 trẻ lên
giới thiệu tranh của mình
-
Cô bổ sung và khuyến khích trẻ
*Kết thúc: Cho trẻ chọn tranh đẹp về
góc bé khéo tay treo lên
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát con gà trống
1, HĐCCĐ:
- Trẻ ra sân hít
thở không khí trong lành vận động thoải mái
- Trò chuyện với
trẻ về chủ đề
- Cả lớp tập
trung đội hình 2 vòng cung. Cô đọc câu đố :
“
Con gì mỗi sáng
Gáy
ò ó o
Gọi
người thức dậy
Mau
mau ra đồng ?”
+ Câu đố nói về
con vật gì? (con gà trống)
+ Các con đã
thấy con gà trống chưa? Vậy các con nhìn xem đây là con gì nè? (cô cho trẻ xem chuồng gà trống)
- Đây là con gì
?
- Con gà trống
gồm những bộ phận nào ? (cho trẻ phát biểu tự do)
- Con gà trống
có các bộ phận : (đầu, mình, cánh, đuôi, chân,..)
- Trên đầu gà
trống có gì ? (mào gà)
- Mào gà trống
có màu gì ?
+ Lông gà trống
như thế nào? ( nhiều màu sặc sỡ )
+ Gà trống có
mấy chân? Ở chân gà trống còn có gì nữa? ( chân có cựa)-> Cả lớp nhắc lại từ
“ chân gà trống có cựa” .
+ Cô đố các con
nha! Gà trống dùng gì để mổ thức ăn? (mỏ gà).
+ Gà trống ăn
gì? (ăn giun, ăn thóc,..)
+ Mỗi buổi sáng
chú gà trống làm gì để báo thức mọi người thức dậy?( gáy ò ó o,..) -> cho cả
lớp đứng dậy đập cánh và gáy ò ó o,.
+ Các con ơi! Gà
được nuôi ở đâu? (trong chuồng, trong gia đình,.)
* Giáo dục trẻ:
2, TCVĐ: Thả đỉa ba ba
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn
trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do.
- Chơi với
bóng, chong chóng, câu cá, cát, đồ chơi ngoài trời….
- Cô nhận
xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen với cách vỗ tay theo lời ca
*
Cho cả lớp hát bài “Gà trống mèo con và cún con”.
-
Cô giới thiệu vận động vỗ tay theo lời ca bài: “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Cô hướng dẫn
trẻ cách vỗ tay theo lời ca: cứ 1 lời ca của bài hát là một tiếng vỗ tay. nghĩa
là các con hát vào từ nào thì các con vỗ tay vào từ đó.
- Cô vận động
cho trẻ xem 2 lần
-
Cho cả lớp vận động cùng cô nhiều lần.
-
Cô nhận xét, tuyên dương.
* Chơi kết hợp ở các góc
-
Cô quan sát trẻ chơi ở các góc
-
Luyện kỷ năng biểu diễn một số bài hát
-
Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Post a Comment