Dạy vận động bài: “Rước đèn dưới ánh trăng”
Dạy vận động bài: “Rước đèn dưới ánh trăng” Nghe hát: Chiếc đèn ông sao. TCÂN: Tai ai tinh. 1. Mục đích: - Trẻ nhớ được tên bài...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/day-van-dong-bai-ruoc-den-duoi-anh-trang.html?m=0
Dạy vận động bài: “Rước đèn dưới ánh trăng”
Nghe hát: Chiếc đèn ông sao.
TCÂN: Tai ai tinh.
1. Mục đích:
-
Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả, nhớ giai điệu và lời ca của bài hát.
-
Trẻ hát rõ lời đúng nhịp, vận động nhịp
nhàng theo lời bài hát. Chơi trò chơi đúng cách, đúng luật.
-
Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
2. Chuẩn bị:
- Đàn organ.Một số đèn ông sao, đèn lồng, mặt
nạ,....
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Ổn định tổ chức gây hứng thú:
-
Cô mời cả lớp cùng đọc bài thơ “Quà trung thu” và gợi hỏi trẻ:
+
Các cháu vừa đọc bài thơ gì? Ai sáng tác? Bài thơ nói về gì? Các cháu đã bao
giờ nhận được quà trung thu chưa?Đó là những món quà gì? Những món quà đó dùng
để làm gì?...
* Hoạt động 1: Dạy vận động bài: “Rước đèn dưới ánh trăng”.
-
Cô mở một đoạn nhạc bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng” cho trẻ nghe và hỏi trẻ:
+
Các cháu vừa nghe đoạn nhạc của bài hát gì? Do ai sáng tác?...
-
Cô mở nhạc và mời cả lớp cùng cô vừa hát vừa nhún nhảy theo lời bài hát (2 lần
)
-
Cô hát và hướng dẫn trẻ các động tác vận động minh họa theo lời bài hát.
-
Đoạn 1: Tùng dinh dinh dinh, cắc tùng
dinh dinh dinh.
+
Động tác: 2 tay đưa ra 2 bên, lòng bàn tay mở đưa ra đưa vào theo nhịp câu hát.
-
Đoạn 2: Rước vui…rồi phá cỗ linh
đình.
+
Động tác: 2 tay đưa ra phía trước, tay cao tay thấp và cuộn tay theo nhịp câu
hát.
-
Đoạn 3: Kìa ông… trời mây bao la.
+
Động tác: 2 tay đưa lên trên đầu cuộn và nhún chân theo nhịp câu hát.
-
Đoạn 4: ắnh trăng vàng……sáng sân nhà.
+
Động tác: Vỗ tay và đá lần lượt từng chân về phía trước theo nhịp câu hát.
-
Cô mời trẻ đứng dậy tập cùng cô động
tác từng câu cho đến hết bài hát. Khi trẻ biết phối hợp các động tác nhịp nhàng
cô cho trẻ thi đua biểu diễn dưới hình thức tổ, nhóm, cá nhân.
* Hoạt động 3: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”.
-
Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Vừa hát vừa sử dụng đèn ông sao biểu diễn cho trẻ
xem, giới thiệu với trẻ về tên bài hát, tên tác giả và gợi hỏi trẻ về nội dung
bài hát.
-
Lần 2: Cô mời trẻ đứng dậy tham gia hưởng ứng cùng cô (Phát đèn ông sao... )
* Hoạt động 4: Trò chơi “ Tai ai tinh”
-
Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, sau đó cô nhắc lại. (chơi 4-5 lần)
* Kết thúc: Cả lớp cùng
hát bài “Rước đèn dưới ánh trăng” và đi
ra sân để tận hưởng không khí trong lành của mùa thu.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Lao động
nhổ cỏ bồn hoa của lớp.
- TCVĐ: Lọn
cầu vồng
-
Chơi tự do: Chơi với đồ chơi xếp hình, bóng.
1.
Mục đích:
- Trẻ ra sân được hít thở không khí trong lành, hứng
thú tham gia lao động, bỏ rác vào đúng nơi quy định... vui chơi thoải mái, an
toàn. Biết rữa tay sạch sẽ, biết tiết kiệm nước.
2.
Chuẩn bị:
-
Bồn hoa của lớp; kéo; giỏ rác; bình tưới; nước sạch.
-
Đồ chơi xếp hình, bóng....
3
Tiến hành:
* Lao động nhổ cỏ bồn hoa của lớp.
-
Cô gợi hỏi trẻ ra sân phải như thế
nào? Phải tắt gì và tắt gì?
-
Cô giao nhiệm vụ: Trẻ nào sử dụng kéo tốt cô nhờ trẻ cắt tỉa cây. Một số trẻ
nhặt cỏ… bỏ vào giỏ, tưới cây. Những trẻ còn lại nhổ cỏ cùng cô: Khi trẻ nhổ cỏ
cô hướng dẫn, nhắc nhở trẻ nhổ xong phải bỏ lại một nơi để cho bạn dễ thu gom
bỏ vào giỏ rác.
-
Khi trẻ nhổ cỏ xong cô mời những bạn được giao nhiệm vụ tưới cây đi múc nước để
tưới. Cô cùng tham gia giúp đỡ trẻ (Múc nước lại cho trẻ lấy).
-
Buổi lao động kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Cho trẻ đi rữa tay….
* TCVĐ:
Lộn cầu vồng
- Cô nêu cách chơi, luật chơi và chơi cùng trẻ
3 - 4 lần.
*Chơi tự do:Chơi với đồ chơi xếp hình, bóng .Cô bao quát trẻ chơi ngoan, an toàn.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
. Nội dung hoạt động: - Tổ chức
hội trung thu cho trẻ ở lớp. Nêu gương cuối tuần.
1. Mục đích:
- Trẻ biết
đựơc ý nghĩa của ngày tết trung thu, hồ hởi tham gia cuộc vui cùng các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Trang trí lớp đẹp có hoa tươi, ngôi sao, đèn lồng,
mâm quả, bóng bay… các tiết mục văn nghệ chào mừng. Bánh kẹo, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Tổ chức hội trung thu cho trẻ ở lớp.
- Cô sắp xếp trẻ ngồi ở phía dưới sân khấu nhỏ của lớp
để xem chương trình buổi lễ. Cô là MC, người dẫn chương trình:
- Mỡ đầu: Cô mời 1 số bạn lên cùng giúp cô bày mâm
quả, bánh kẹo…
- Cất cho cả lớp cùng hát bài “Đêm trung thu” và hỏi
trẻ:
+ Không khí của ngày tết trung thu như thế nào? Tết
trung thu là ngày tết của ai?
+ Ngày tết trung thu thường được tổ chức vào ngày nào
hàng năm?
+ Trăng ngày tết trung thu như thế nào?…
- Cô giới thiệu các tiết mục văn nghệ lên tham gia
biểu diễn đón tết trung thu: “Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn dưới ánh trăng”,
“Gác trăng”…
- Kết thúc hội trung thu: Cô và cả lớp cùng phá cỗ, cô
phát bánh kẹo cho trẻ.
*Nêu gương cuối tuần: Cho tự nhận xét về mình, về bạn.
Cô nhận xét chung cả lớp
Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ còn
yếu
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày:
Post a Comment