Thể Dục: Bật liên tục vào 4-5 vòng
T hể D ục: Bật liên tục vào 4-5 vòng TCVĐ: Thả đỉa ba ba I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết nhún chân và bật liên tục vào 4-5 vòng, ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/the-duc-bat-lien-tuc-vao-4-5-vong.html
Thể Dục: Bật liên tục vào 4-5 vòng
TCVĐ: Thả đỉa ba ba
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết nhún chân và bật liên tục vào 4-5 vòng, không bật ra ngoài hoặc dẫm
trên vòng thể dục
-
Phát triển cơ tay, cơ chân, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, bền bĩ khi thực
hiện các vận động và khi chơi trò chơi
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để giúp cho cơ thể được khoẻ mạnh.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để giúp cho cơ thể được khoẻ mạnh.
II.
CHUẨN BỊ
- 10
vòng thể dục
- Nhạc cho trẻ tập
- Nhạc cho trẻ tập
-
Sân bãi sạch sẽ.
III.
TIẾN HÀNH
-
Trò chuyện, Kiểm tra sức khỏe trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động
=>Cô cùng trẻ hát bài đoàn tàu nhỏ xíu, đi,
chạy...kết hợp các kiểu chân đi vòng tròn sau đó di chuyển đội hình thành 3
hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động:
+ BTPTC:
- Tay: Chân phải bước sang phải 1 bước rộng bằng vai, hai tay đưa ra
trước ngang trước mặt lên cao, xuống trước mặt về tư thế chuẩn bị, sau đó lại
đổi chân ( 2x8n ).
- Chân: 2 tay chống hông, bước chân phải sang bên phải khụy gối xuống,
chân trái thẳng sau đó thu chân phải về và bước chân trái sang trái , chân trái
khụy gối, chân phải thẳng ( 2x8n ).
- Bụng: Đứng hai chân rộng bằng vai, 2 tay giơ lên cao quá đầu cúi
xuống, 2 chân thẳng, 2 tay chạm đầu ngón chân. Đứng lên, 2 tay giơ cao, về tư
thế ban đầu. ( 2x8n ).
- Bật: Bật tách chân sang 2 bên đồng
thời 2 tay dang ngang. Bật chụm chân lại 2 tay đưa lên đầu, sau đó bật tách
chân đưa 2 tay sang ngang rồi trở (2lần
x 8nhịp)
+ VĐCB: “Bật liên tục vào 4-5 vòng”
-
Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 3,5-4m, cô đặt vòng
thể dục ở giữa 2 hàng.
-
Cô giới thiệu VĐ
- Cô Làm mẫu lần 1(
Không giải thích)
- Cô làm mẫu lần 2( Kết hợp giải
thích): Cô đến trước vạch chuẩn,đứng thẳng
người, hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh của cô nhún chân và
bật liên tục vào 5 vòng, không bật ra ngoài hoặc dẫm trên vòng thể dục. Bật
xong về đứng cuối hàng
- Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực
hiện vận động gì?
- Cho 2 trẻ lên làm, cả lớp quan
sát.
- 2 đội thực hiện ( lần lượt cho 2 bạn của
2 đội lên làm, xong về đứng cuối hàng, rồi đến 2 bạn tiếp
theo cho đến hết hàng)
- Cho các trẻ yếu lên thực hiện.
-
Cô quan sát, động viên, sửa sai, khen trẻ
-
Cho trẻ nhắc lại tên vận động cơ bản.
+ Trò chơi“Thả đỉa ba ba”
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật
chơi.
- Cho trẻ chơi 3
– 4 lần
* Hồi tỉnh
-
Cô cho trẻ làm chim mẹ chim con và cho trẻ ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Trò chuyện về những con vật sống trong rừng
1, HĐCCĐ:
- Chuẩn bị trang
phục cô và trẻ gọn gàng
- Dặn dò
trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
-
Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Con voi”:
+ Trong bài hát nhắc đến con vật
nào?
+ Con vật đó sống ở đâu?
+ Ngoài con voi ra các con còn biết
con vật nào sống trong rừng nữa?
+ Những con vật đó như thế nào? To
hay nhỏ? Hiền lành hay hung dữ?
+ Thấy những con vật hung dữ thì
các con phải như thế nào?
*
Gi¸o dôc trÎ:
2, TCVĐ: Kéo co
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn
trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do.
- Chơi với
bóng, chong chóng, đồ chơi ngoài trời….
- Cô nhận xét
tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen cách nặn thú rừng
* Chuẩn bị
- Chuẩn bị 1 số tranh ảnh về các con vật sống trong
rừng cho trẻ quan sát
- Đất nặn, bảng nặn, mẫu của cô
1, Tiến hành:
- Cô
cho trẻ quan sát 1 số tranh ảnh về các con vật sống trong rừng.
- Đưa
1 số sản phẩm mà cô đã nặn được cho trẻ quan sát và nhận xét
- Cô
hướng dẫn kỷ thuật nặn (Vo tròn, ấn dẹt, vê dài,…) từng con vật cho trẻ.
- Cho
trẻ nêu ý tưởng và thực hiện sản phẩm của mình.
- Cô
gợi ý, nhận xét đánh giá, tuyên dương trẻ.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................