Nhận biết tập nói: Hoa cúc hoa đào
Nhận biết tập nói: Hoa cúc hoa đào I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết tên gọi và một số bộ phận (cánh hoa, lá hoa,...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/nhan-biet-tap-noi-hoa-cuc-hoa-dao.html
Nhận biết tập nói: Hoa cúc hoa đào
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết tên gọi và một số bộ phận
(cánh hoa, lá hoa, cành hoa) của hoa hồng hoa cúc.
- Biết mùi thơm, màu sắc, lợi ích của
hoa.
2. Kỹ năng
-
Trẻ gọi tên và các bộ phận phận
của hoa rõ ràng chính xác.
- Nhận biết được màu xanh, màu đỏ.
- Trả lời được câu hỏi của cô.
- Chơi được trò chơi theo yêu cầu.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý hoa, không
hái hoa, hái lá…
- Bảo vệ, chăm sóc hoa.
II. CHUẨN BỊ
-
Hoa
hồng, hoa cúc thật.
-
Mũ
hoa hồng, hoa cúc.
-
Đàn
organ
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
* Hoạt động 1:
Trò chơi Trồng hoa
-
Cô
và các con cùng chơi trò chơi trồng hoa.
-
Cô
nói: “ Gieo hạt, nảy mầm, 1nụ, 2 nụ, hoa nở. Cô và các con trồng hoa, hoa đã nở
rồi bây giờ chúng ta cùng nhau đi ngắm hoa nhé!”
-
Chúng
ta đã đến vườn hoa của bác gấu rồi đấy, các con thấy vườn hoa có đẹp không? Các
con nhớ không được hái hoa, bẻ cành,
không dẫm lên bồn hoa… nhé!
-
Ai
giỏi nói cho cô biết vườn hoa này có hoa gì? (hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền)
Cô khái quát lại: thế các con có thích
những bông hoa này không?
Thấy các con ngoan bác gấu đã tặng cho
các con một món quà. (Cho các cháu về chỗ ngồi)
·
Hoạt động 2: Đố bé bông hoa gì?
-
Để
biết xem món quà của bác gấu tặng có gì cô cháu mình cùng mở ra xem nào, có gì
các con?
-
Các
con hãy lấy ra cho cô bông hoa hồng.
* Nhận biết hoa hồng
Cho trẻ gọi tên hoa Hồng (lớp, nhóm, cá nhân).Cô chỉ vào cánh hoa,
lá, cành hoa, cô
cho trẻ nói tên.
Các con ngửi xem hoa hồng như thế nào?
Hoa hồng dùng để làm gì? (Cắm vào bìmh cho đẹp, để trang trí…)
-
Đúng
rồi, hoa hồng để cắm vào bình cho đẹp, để tặng bố mẹ ông bà nưa đấy.
-
Các
con xem bông hoa trong hộp là bông hoa gì? (Hoa cúc).
* Nhận biết hoa cúc
Cho trẻ nhắc lại tên “hoa cúc”.
- Hoa cúc có màu gì?
- Chỉ vào các bộ phận và hỏi đây là gì
của hoa? (Cánh, lá, cành hoa), cho trẻ gọi tên, 2 - 3 trẻ.
- Hoa
cúc có màu gì?
- Chỉ
vào các bộ phận và hỏi đây là gì của hoa? (Cánh, lá, cành hoa), cho trẻ gọi
tên, 2 – 3 trẻ.
- Hoa
cúc có mùi như thế nào nhỉ, các con ngửi xem nào? (2 -3 trẻ)
- Hoa
cúc dùng để làm gì?
Đúng rồi
hoa cúc dùng để cắm vào bình trang trí cho đẹp, tặng cho ông bà,...
Cho trẻ
nhắc lại tên hai bông hoa.
Giáo dục: Để có
hoa đẹp con phải làm gì nhỉ?
Đúng rồi
chúng ta phải chăm sóc bảo vệ hoa, không hái hoa, bẻ cành, giẫm đạp lên vườn
hoa vì hoa làm cảnh đẹp cho mọi người ngắm đấy.
* Hoạt động 3: Vui với những
bông hoa
·
Trò chơi 1: Cắm hoa ngày tết
Sắp đến
tết rồi, cô cháu mình cùng chơi cắm hoa để trang trí lớp mình thật đẹp nhé!
Cô chia các con
thành hai đội:
Đội hoa hồng thì cắm
vào bình màu đỏ, đội hoa cúc sẽ cắm vào bình màu vàng, đội nào cắm đúng đẹp đội
đó sẽ chiến thắng.
-
Cho trẻ chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ .
·
Trò chơi 2: Thuyền hoa
Sáng nay lúc dạo chơi vườn trường, cô và các
con đã nhặt được nhiều cánh hoa rơi xuống gốc cây, giờ cô và các con cùng làm
thuyền hoa nhé!
Cô cho mỗi trẻ một
đĩa trũng và cánh hoa hồng, hoa cúc trẻ thả vào nước.
Cho trẻ nhận biết:
Cánh hoa hồng to, cánh hoa cúc nhỏ.
Bây giờ cô và các
con cùng lấy cánh hoa phơi cho khô nước, chiều sẽ dán thành bông hoa về tặng mẹ
nhé!
Kết thúc: Cho trẻ
chơi tự do.
II HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Quan sát vườn rau
nhà trường
TCVĐ : gà trong vườn
rau
*tiến hành
Cô dẫn trẻ ra sân đi dạo sau
đó cho trẻ lại vườn rau nhà trường cô cùng trẻ đàm thoại :
+ các con đang đứng ở đâu
đây ?
+ đây là loại rau gì ?
+ thân cây có màu gị ?
+ lá cây màu gì ?
+ chúng dùng để làm gì ?
Gd trẻ : phải biết bảo vệ và
chăm sóc rau để có rau ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể
TCVĐ : gà trong vườn rau
Cô cho trẻ chơi 3-4 lần . Cô
bao quát trẻ chơi
III HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen bài hát : lý cây
xanh
*tiến hành :
Cô cho trẻ ngồi vào ghế sau
đó cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả sau đó cô hát cho trẻ nghe 3 lần
Cô khuyến khích trẻ hát theo
cô 3-4 lần
Cô cho trẻ hát theo hình thức
tổ nhóm- cá- nhân