LQVT: Phân biệt nhiều – ít các loại đồ chơi tết Trung thu
LQVT: Phân biệt nhiều – ít các loại đồ chơi tết Trung thu I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết, so sánh được nhiều ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/lqvt-phan-biet-nhieu-it-cac-loai-do-choi-tet-trung-thu.html
LQVT: Phân biệt nhiều
– ít các loại đồ chơi tết Trung thu
I. KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến
thức:
- Trẻ nhận biết, so sánh được nhiều hơn – ít
hơn
2. Kỷ
năng:
- Sử dụng đúng các từ nhiều hơn –ít hơn
3. Giáo
dục:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị các nhóm đồ chơi có số lượng nhiều –
ít khác nhau.
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng đồ chơi 2 nhóm tương tự
III. TIẾN HÀNH
- Cô cùng trẻ hát bài “ Đêm Trung thu”
- Trò chuyện về bài hát và ngày tết trung thu
* HĐ 1: Ôn tương ứng 1 : 1
- Tay phải cô cầm đèn ông sao – tay trái cô cầm
đèn cá chép
- Cho trẻ đếm số đèn ông sao, đếm số đèn cá
chép rồi so sánh
- Ghép đôi tương ứng 1 : 1
Hỏi trẻ : 2 loại đèn có số lượng như thế nào
với nhau? Và bàng mấy?
* HĐ2: Dạy trẻ so sánh, phân biệt nhiều hơn – ít hơn.
- Cô lần lượt gắn trừng nhóm đồ chơi lên bảng
cho trẻ nhận biết và đếm
- So sánh: nhóm nào có nhiều đồ chơi hơn? Nhiều
hơn là mấy?
- Nhóm nào có ít đồ chơi hơn? Ít hơn là mấy?
- Tương tự với 2 nhóm đồ chơi khác.
-* HĐ3:
Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Trăng sáng”
- Ô phát rổ cho trẻ chơi thực hành
- Đếm và so sánh 2 nhóm đồ chơi? Nhóm nào nhiều
hơn? Nhám nào ít hơn?
- Giáo dục trẻ: Chú ý ngoan ngoãn trong giờ học
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: “ Thăm các khu vực trong trường ”
TC: “ Lá và gió”
CTD: “ Bóng, chong chóng”
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a. HĐCCĐ: Cô
dẫn trẻ đi thăm các khu vực trong trường
- Đến nhà bếp cô hỏi trẻ: Đây là khu vực gì?
- Cô giới thiệu cho trẻ biết, đây là khu vực nhà
bếp, là nơi để nấu, chế biến các món ăn cho các con ăn hằng ngày đồng thời cô
giới thiệu tên các cô cấp dưỡng cho các cháu
- Đến các phòng học cô cho trẻ gọi tên các lớp mầu
giáo, nhóm trẻ
- Đến nhà vệ sinh, cô hỏi: Đây là nhà gì? Dùng để
làm gì?
- Muốn cho trường lớp sạch sẽ các con phải làm gì?(
Đi vs đúng nơi quy định, vứt rác đúng chổ
b. TCVĐ: “ Lá và gió”
- Cô nhắc lại cách chơi
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
c. Chơi tự
do: Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Vui tết Trung thu
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
- Trẻ biết được ngày rằm thánh 8 âm lịch là ngày
tết Trung thu, ngày tết của các cháu thiếu niên nhi đồng.
- Biết ngày tết Trung thu được Bác Hồ gửi thư thăm
hỏi, dành tình cảm yêu thương cho các cháu, được Bác gửi quà tặng các cháu
- Trung thu còn có chị Hằng, Chú Cuội, cùng vui múa hát.
II. CHUẨN BỊ
- Các cháu mặc quần áo đẹp
- Cờ hoa, bóng bay, đèn ông sao, bánh kẹo. Cỗ Trung thu.
III. TIẾN HÀNH
- Trống hội vang lên.
- Cô PHT làm chị Hằng Nga vừa đi vừa vẫy tay nhẹ nhàng
- Cả trường:
“Chúng cháu chào chị Hằng Nga”
- Chị Hằng Nga chào các em
- Trò chuyện với trẻ về ngày tết Trung thu
- Cô cùng trẻ hát bài “ Múa vui”
- Múa hát bài “ Ánh trăng hòa bình”
- Cả trường vỗ tay theo nhịp bài hát “ Gác trăng”
- Tốp trẻ múa, hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng”
* Kết thúc:
Mọi người quây quần bên mâm cỗ
- Chị Hằng Nga chia bánh kẹo cho các cháu
* Chơi kết hợp ở
các góc: Cô quan sát trẻ chơi ở các góc, động viên trẻ tích cực chơi
- Chơi xong, cho trẻ dọn đồ chơi, vệ sinh sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................