KPKH: Trò chuyện về một số loài cây (Cây bàng, vú sữa, xoài, ngũ gia bì)
KPKH: Trò chuyện về một số loài cây (Cây bàng, vú sữa, xoài, ngũ gia bì) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ gọi đúng tên và nhận xét những đặ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/kpkh-tro-chuyen-ve-mot-so-loai-cay-cay-bang-vu-sua-xoai-ngu-gia-bi.html
KPKH: Trò chuyện về một số loài cây (Cây bàng, vú sữa, xoài, ngũ gia bì)
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ gọi đúng tên và nhận xét những đặc điểm rõ nét (về cấu tạo, màu sắc, hình dạng của thân, lá, hoa..) của một số loại cây
- So sánh và phân loại những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa
2 loại cây.
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ
có chủ định - Kỹ năng so sánh.
- Trẻ biết được ích lợi của cây
xanh với đời sống con người. Biết chăm
sóc và bảo vệ cây xanh.
II.
CHUẨN BỊ
- Một số loại cây: cây xoài, cây
bàng, Vú sữa, ngũ gia bì
- Lá của các loại cây trên.
- Mô hình vườn cây ăn quả
III.
TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú.
-
Cô mở nhạc “Vườn cây của ba” vẫy trẻ
đến bên mô hình vườn cây ăn quả:
+
Đây là ở đâu?
-
Vườn cây ăn quả của bác nông dân có những loại cây gì?
-
Bác nông dân trồng nhiều cây xanh để làm gì?
-
Những loại cây này mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
-
Để cây xanh luôn được xanh tốt chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loại
cây
1,
Cây bàng
- Cô đọc câu đố
về Cây Bàng:
“
Cây gì xoè tán lá tròn
Mùa hè rợp bóng sân trường em chơi
Mùa đông gió bấc đầy trời
Khẳng khiu cành trụi lá rơi cây
buồn”?
- Đưa cây bàng
cho trẻ quan sát : Cô có cây gì đây?Cõy bàng
có những phần nào?
- Gốc, thân, lá của nó như thế nào?
- Cây này thuộc thân gì?
- Mùa náy cây bàng có đặc điểm gì?
- Cây sống được là nhờ gì?..
- Cây mang lại cho chúng ta lợi ích
gì?
=> Cây bàng là loại cây cho bóng mát, cho
gỗ, …
- Ngoài cây bàng
ra các con còn biết những loại cây nào cho ta bóng mát? (Cây phượng, cây bằng lăng)
2,
Cây Xoài
- Cô đưa cây xoài ra cho trẻ quan sát:
-
Đây là cây gì?
-
Cây Xoài có những gì? (Thân, cành, lá, hoa)
-
Từ hoa sẽ kết thành gì? (Quả)
-
Các con đã được ăn quả xoài bao giờ chưa? Quả Xoài có vị gì?
-
Xoài là loại cây gì?
=>
Xoài là loại cây ăn quả, vừa cho ta quả ngọt để ăn, vừa cho ta bóng mát.
-
Ngoài cây xoài ra các con còn biết những loại cây ăn quả nào nữa? (Cây cam, cây
vú sữa, …
3,
Cây Vú sữa/ Ngũ gia bì
-
Cô giới thiệu tương tự
- Cô cháu mình vừa làm quen với những loại cây
gì ?
- Cô cho trẻ kể
thêm các loại cây mà trẻ biết.
=> Tất cả các loại cây này tuy khác nhau về
đặc điểm, cấu tạo, kích thước, nhưng chúng đều là những loại cây rất có ích cho
con người, mang đến cho con người hoa thơm để ngửi, trái ngọt để ăn và còn góp
phần làm cho môi trường của chúng ta xanh, sạch đẹp.
*
Giáo dục: Cây rất có ích với đời sống con người muốn có hoa thơm, trái
ngọt để ăn thì phải làm gì?
- Giáo dục trẻ
trồng và chăm sóc cây
* Hoạt động 3: So sánh
1,
Cây Xoài và cây bàng
2,
Cây Ngũ gia bì và cây Vú sữa
* Hoạt động 4: Trò chơi
+ TC 1: “Kể
đủ 3 thứ”
- Cách chơi: Cô
nói cây ăn quả trẻ kể đủ 3 loại cây ăn quả hoặc cây cảnh trẻ kể đủ 3 loại cây
theo yêu cầu của cô.
+ TC
2: “Đoán cây qua lá”
- Cô hướng dẫn
cách chơi và cho trẻ chơi ( 2 -> 3 lần )
- Cô giơ lá của
loại cây nào các con nói nhanh tên của loại cây đó
+ TC
3 : “Lá tìm cây”.
- Giới thiệu
vườn cây trong vườn có những cây gì?
- Cô chuẩn bị 4 cây ( Vú sữa, Ngũ gia bì, cây xoài, cây bàng
)
- Cô phát cho
mỗi trẻ 1 chiếc lá của 4 loại cây trên, trẻ vừa đi vừa hát khi cô nói ( lá tìm
cây ) thì bạn nào có lá cây nào thì chạy nhanh về cây đó.
- Cho trẻ chơi
2, 3 lần. Sau mỗi lần cô cho trẻ đổi lá cho nhau.
* Kết thúc: Trẻ vui hát “Em yêu cây xanh” đi ra sân trường quan
sát cây xanh.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hướng dẫn trẻ thực hành cách tạo mẫu cho cây
- Hướng dẫn trẻ kỉ năng cắt tỉa.
- Cô chuẩn bị : Bồn cây, kéo
- Cô cho trẻ đứng quanh bồn cây:
+ Đây là cây gì? Nó thuộc loại cây
thân gì?
+ Các con nhìn xem bồn cây này được
trồng quanh cây gì?
- Muốn cho bồn cây này đẹp hơn, gọn
gàng hơn chúng ta phải làm gì?
-
Cô vừa làm vừa hướng dẫn trẻ cách cắt tỉa: Tỉa vòng tròn, bằng,...
*
Giáo dục trẻ:
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................