Giáo án thể dục: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế
Giáo án thể dục: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế TCVĐ: Thả đỉa ba ba I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Dạy trẻ thực hiện vận động trườn sấp kết...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-the-duc-truon-sap-ket-hop-treo-qua-ghe.html
Giáo án thể dục: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế
TCVĐ:
Thả đỉa ba ba
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dạy trẻ thực hiện vận động trườn
sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
- Khi trườn trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng trườn sát sàn trèo qua ghế nhẹ nhàng nhanh nhẹn.
- Phát triển tố chất vận động: sự nhịp nhàng khéo léo, phát triển cơ tay, cơ chân.
- Giáo dục trật tự chú ý lắng nghe cô.
- Khi trườn trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng trườn sát sàn trèo qua ghế nhẹ nhàng nhanh nhẹn.
- Phát triển tố chất vận động: sự nhịp nhàng khéo léo, phát triển cơ tay, cơ chân.
- Giáo dục trật tự chú ý lắng nghe cô.
II. CHUẨN BỊ
- Ghế thể dục
- Sân bãi sạch sẽ.
III. TIẾN HÀNH
- Trò chuyện, Kiểm tra sức khỏe trẻ
* Hoạt
động 1: Khởi động
=>
Cô cùng trẻ hát bài đoàn tàu nhỏ xíu, đi,
chạy...kết hợp các kiểu chân đi vòng tròn sau đó di chuyển đội hình thành 3
hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động:
+ BTPTC:
- Tập kết hợp bài hát “Cả
nhà thương nhau”
- Tay vai: Đưa 2 tay ra trước, lên
cao. (2 x 8 nhịp)
- Chân: Tay giang ngang, đưa ra trước
trùng gối. (2 x 8 nhịp)
- Bụng: Tay chống hông, quay người
sang hai bên. (2 x 8 nhịp)
- Bật: Bật tách chân, khép chân (2 x
8 nhịp)
+ VĐCB: “Trườn
sấp kết hợp trèo qua ghế”
- Cô giới thiệu.
-
Cô Làm mẫu lần 1(Không giải thích)
-
Cô làm mẫu lần 2(Kết hợp giải thích): Cô nằm sát sàn chân trái co, chân phải thẳng,
tay phải gập, tay trái đưa lên. Khi có hiệu lệnh cô trườn phối hợp tay chân nhẹ
nhàng. Tay trái đưa lên thì chân phải co lại. Khi trườn đến ghế thì đứng lên
hai tay ôm ngang ghế, ngực tì xuống ghế rồi bước từng chân qua ghế.
-
Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
-
Cho 2 trẻ lên làm, cả lớp quan sát.
-
Lần lượt cho 2 bạn của 2 đội lên làm, xong về đứng cuối hàng, rồi đến 2 bạn tiếp
theo cho đến hết hàng.
- Cho các trẻ yếu lên thực hiện.
- Cô quan sát, động viên, sửa sai,
khen trẻ
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động cơ
bản.
+ Trò chơi “Thả đỉa ba ba”
-
Cô hướng dẫn cách chơi
-
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh
- Cô cho trẻ làm chim mẹ chim con và
cho trẻ ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
a, HĐCCĐ: Quan sát một số ngôi nhà.
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn
gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Cho trẻ ngồi thành vòng tròn
- Trò chuyện với trẻ về gia đình: Cô
gợi hỏi trẻ: Trong gia đình con có mấy người? là những ai?
+ Cho trẻ kể tên từng người trong gia
đình:
- Bố con tên gì? Làm nghề gì?
- Mẹ con tên gì? Làm nghề gì?
- Gia đình con có mấy anh chị em?
* Giáo dục trẻ: Mỗi chúng ta đều có
một gia đình, là tổ ấm mà trong đó có sự yêu thương đùm bọc của bố mẹ và những
người thân trong gia đình, các con phải biết yêu thương những người thân trong
gia đình mình, biết giúp bố mẹ làm một số việc nhà đơn giản, giữ cho ngôi nhà
luôn luôn sạch đẹp nhé!
b, TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
c, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi
ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. HDTC “Tìm đúng số nhà”
+ Chuẩn bị:
- Số nhà và những căn nhà
hình tam giác, hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật bằng bìa cứng.
* Gợi mở giới thiệu
tên T/C
- Dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi: “Tìm
đúng số nhà”
* Giới
thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời.Vẽ trên sân những căn nhà hình tam giác, hình vuông, hình tròn thật rộng.Phát cho mỗi trẻ một “số nhà”.Quy định:
+Số 1 là hình tam giác.
+Số 2 là hình vuông.
+Số 3 là hình tròn.
+Số 4 là hình chữ nhật.
- Một trẻ làm “mèo”.Những trẻ khác làm “chim non”.Bình thường “chim non” phải cầm số nhà mình đi rong chơi.
Khi người hướng dẫn ra hiệu lệnh “bắt chim” hoặc thổi còi làm lệnh.(Có thể lắc trống, rung chuông thay thế còi) “chim non”phải chạy nhanh và vào đúng số nhà của mình.Khi chơi đã quen thì các chú “chim non” đổi nhà cho nhau.
Những con chim nào vào nhầm nhà thì sẽ bị đổi vai thành “mèo”, còn “mèo”sẽ chuyển vai thành chim non.
+ Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời.Vẽ trên sân những căn nhà hình tam giác, hình vuông, hình tròn thật rộng.Phát cho mỗi trẻ một “số nhà”.Quy định:
+Số 1 là hình tam giác.
+Số 2 là hình vuông.
+Số 3 là hình tròn.
+Số 4 là hình chữ nhật.
- Một trẻ làm “mèo”.Những trẻ khác làm “chim non”.Bình thường “chim non” phải cầm số nhà mình đi rong chơi.
Khi người hướng dẫn ra hiệu lệnh “bắt chim” hoặc thổi còi làm lệnh.(Có thể lắc trống, rung chuông thay thế còi) “chim non”phải chạy nhanh và vào đúng số nhà của mình.Khi chơi đã quen thì các chú “chim non” đổi nhà cho nhau.
Những con chim nào vào nhầm nhà thì sẽ bị đổi vai thành “mèo”, còn “mèo”sẽ chuyển vai thành chim non.
+ Luật chơi: Trẻ vào nhầm nhà thì phải làm mèo.
- Tổ chức cho cả lớp chơi 3-4
lần.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với
đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Thứ 3 ngày 18 tháng 10
năm 2016
HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH:
KPKH: Trò chuyện về ngôi nhà của bé
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết kể về ngôi nhà của mình.
- Trẻ biết nguyên vật liệu xây nên
ngôi nhà.
- Trẻ biết phân biệt, so sánh nhà một
tầng,nhà nhiều tầng.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Luyện kĩ năng nhớ,quan sát cho trẻ.
- Thông qua bài học trẻ biết yêu quý
và bảo vê ngôi nhà của mình.
II. CHUẨN BỊ
- Bài hát “nhà của tôi”của tác giả
Thu Hiền.
- Máy tính, mô hình nhà 1 tầng mái
ngói, nhà 1 tầng mái bằng,nhà nhiều tầng.
- Bài hát “nhà của tôi”của tác giả
Thu Hiền.
- Máy tính, mô hình nhà 1 tầng mái
ngói, nhà 1 tầng mái bằng,nhà nhiều tầng.
- Lô tô nhà 1 tầng mái ngói,nhà 1
tầng mái bằng, nhà nhiều tầng đủ cho mỗi trẻ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài “Nhà của tôi”
sáng tác Thu Hiền.
+ Cô vừa cùng các con hát bài hát gì?
+ Nội dung bài hát nói về điều gì?
+ Sau khi tan trường về bố mẹ đón các
con về đâu?
+ Ngôi nhà là nơi chúng ta làm gì ở
đó? (Là nơi gia đình sinh sống, sinh hoạt ăn, ngủ, xem ti vi…)
* Hoạt động 2: Nội dung
a. Trò chuyện ngôi nhà gia đình bé.
- Ai cũng có ngôi nhà của mình bạn
nào có thể kể cho cô và cả lớp nghe về nhà của mình?
+ Nhà con là nhà kiểu gì?(nhà mái
ngói,nhà mái bằng, hay nhà cao tầng…).
+ Nhà con sơn màu gì?
+ Nhà con có mấy phòng? Đó là những phòng
nào?
+ Có mấy cửa ra vào? Và mấy cửa sổ?
+ Xung quanh nhà có những gì?
=> Các con ạ! Mỗi ai trong chúng
ta đều được sống hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Ở đó các con được mọi người
trong gia đình quan tâm, thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ các con lên người.
- Các con có yêu quý ngôi nhà của
mình không?
- Các con phải làm gì để chăm sóc
ngôi nhà của mình?
=> Cô giáo dục trẻ không vứt rác
bừa bãi,không vẽ bẩn lên tường,biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ như: quét
nhà, nhặt rau,…
b. Giới thiệu các kiểu nhà.
+ Quan sát ngôi nhà 1 tầng mái ngói.
- Các con có nhận xét gì về ngôi nhà?
+ Ngôi nhà có kiểu gì?
+ Mái ngói có màu gì?
+ Ngôi nhà sơn màu gì?
+ Mái nhà có dạng hình gì?
+ Thân nhà giống hình gì?
+ Có mấy cửa ra vào?
+ Bao nhiêu cửa sổ?
+ Ngôi nhà đựơc làm từ nguyên vật
liệu nào?
+Ai xây nên ngôi nhà?
- Nhà mái ngói thường có nhiều ở đâu?
=> Đây là ngôi nhà một tầng, có
mái ngói màu đỏ, mái nhà có dạng giống hình tam giác, thân nhà hình chữ nhật,
có 1 cửa ra vào và 2 cửa sổ hình vuông. Nhà mái ngói này có rất nhiều ở nông
thôn.Ở thành phố có ít nhà mái ngói hơn.
- Cô giới thiệu các kiểu nhà mái ngói
khác.
+ Quan sát ngôi nhà 1 tầng mái bằng.
- Cho trẻ đưa ra những lời nhận xét
của mình.
- Con thấy ngôi nhà này có đặc điểm
gì?
+ Ngôi nhà sơn màu gì?
+ Có mấy cửa ra vào? Bao nhiêu cửa
sổ?
+ Ngôi nhà có hình gì?
+ Phía trên ngôi nhà có đặc điểm gì?
+ Hàng lan can có tác dụng gì?
=> Đây là ngôi nhà 1 tầng mái
bằng,sơn màu hồng, có 1 cửa ra vào, 2 cửa sổ.Phía trên trần nhà có lan can có
tác dụng để chắn khỏi bị ngã và làm đẹp ngôi nhà. Kiểu nhà này có cả ở nông
thôn và thành phố.
+ Quan sát nhà nhiều tầng.
- Các con quan sát thấy ngôi nhà này
có mấy tầng?
- Ngôi nhà được sơn màu gì?
- Thân nhà có hình gì?
- Từ tầng 1 muốn lên tầng 2 phải làm
như thế nào?
=> Đây là ngôi nhà 2 tầng có nhiều
phòng, thân nhà có dạng hình chữ nhật, các cửa sổ có dạng hình vuông. Ngày nay
để tiết kiệm diện tích thì cả thành phố và nông thôn dều xây nhà 2-3 tầng để ở.
- Cô giới thiệu các kiểu nhà nhiều
tầng khác: nhà chung cư, biệt thự
c. So sánh các kiểu nhà.
* Nhà 1 tầng mái ngói và nhà 1 tầng
mái bằng.
- Các con có nhận xét 2 ngôi nhà có
điểm gì giống và khác nhau?
+ Giống nhau: Đều là nhà dùng để ở,
đều là nhà 1 tầng, có cửa sổ, cửa ra vào,…
+ Khác nhau: Nhà 1 tầng có mái ngói
màu đỏ không có lan can,sơn màu vàng. Nhà mái bằng không có mái ngói,có lan
can, sơn màu hồng.
* Nhà 1 tầng mái ngói và nhà nhiều
tầng.
+ Giống nhau: Đều là nhà dùng để ở
+ Khác nhau: : Ngôi nhà 1 tầng mái
ngói thấp hơn, không có lan can. Ngôi nhà nhiều tầng cao hơn, có lan can, không
có mái ngói.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Cô phát cho
mỗi trẻ 1 rổ lô tô trong đó có mô hình các kiểu nhà khác nhau
- Cho trẻ dơ lô tô theo yêu cầu của
cô (Yêu cầu trẻ chọn lô tô nhà mái bằng/ lô tô ngôi nhà mái ngói, …?)
- Cô quan sát, nhận xét, sửa sai.
* Hoạt động 4: Chơi trò chơi
+ TC1: “ Nhà nào biến mất”.
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
Trên màn hình có bức tranh các kiểu
nhà các con sẽ cùng hướng lên màn hình quan sát xem ngôi nhà nào biến mất nhé!
- Cô cho trẻ chơi.
+ TC2: “ Về đúng nhà của mình”.
Cô hướng dẫn trẻ luật chơi, cách
chơi:
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 lô
tô hình các kiểu nhà tương ứng với 3 bức tranh. Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài
“ Nhà của tôi” khi có hiệu lệnh “về đúng nhà” trẻ phải về đúng ngôi nhà giống
hình ảnh trên lô tô.
+ Luật chơi: Ai về nhầm nhà phải nhảy
lò cò.
- Cô nhận xét, tuyên dương
* Giáo dục trẻ: Mỗi chúng ta đều sống
trong ngôi nhà yêu thương, hạnh phúc cùng với ông bà, bố mẹ của mình.Các con
phải biết chăm sóc và bảo vệ ngôi nhà của gia đình mình các con nhớ chưa nào!
3. Kết thúc.
- Cho trẻ ra chơi.