Gíao án Thể Dục: Bật sâu 40cm

Gíao án T hể D ục:  Bật sâu 40cm   TCVĐ:  Ném còn I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết   bật sâu 40 cm, nhún bật chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 ...

Gíao án Thể Dục:  Bật sâu 40cm
 TCVĐ:  Ném còn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết  bật sâu 40 cm, nhún bật chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân, gối hơi khuỵu và giữ được thăng bằng khi tiếp đất.
- Rèn luyện sư khéo léo cuả đôi chân
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để giúp cho cơ thể được khoẻ mạnh.
II. CHUẨN BỊ
- Bục bật sâu.
+ Nhạc cho trẻ tập: “Ba con bướm”
- 2 quả bóng, 4 rỗ, bông hoa thưởng
- Sân bãi sạch sẽ.

III. TIẾN HÀNH
- Trò chuyện, Kiểm tra sức khỏe trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động
=>Cô cùng trẻ hát bài đoàn tàu nhỏ xíu, đi, chạy...kết hợp các kiểu chân đi vòng tròn sau đó di chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động:
+ BTPTC: Tập kết hợp bài hát “Ba con bướm”                         
- Tay: Chân phải bước sang phải 1 bước rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước ngang trước mặt lên cao, xuống trước mặt về tư thế chuẩn bị, sau đó lại đổi chân ( 2x8n ).
- Chân: 2 tay chống hông, bước chân phải sang bên phải khụy gối xuống, chân trái thẳng sau đó thu chân phải về và bước chân trái sang trái , chân trái khụy gối, chân phải thẳng ( 2x8n ).
- Bụng: Đứng hai chân rộng bằng vai, 2 tay giơ lên cao quá đầu cúi xuống, 2 chân thẳng, 2 tay chạm đầu ngón chân. Đứng lên, 2 tay giơ cao, về tư thế ban đầu. ( 2x8n ).
- Bật: Bật tách chân sang 2 bên đồng thời 2 tay dang ngang. Bật chụm chân lại 2 tay đưa lên đầu, sau đó bật tách chân đưa 2 tay sang ngang rồi  trở (2lần x 8nhịp)
+ VĐCB: Bật sâu 40cm
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 3,5-4m, cô đặt 2 bục bật sâu ở giữa 2 hàng.
- Cô giới thiệu VĐ
- Cô Làm mẫu lần 1( Không giải thích)
- Cô làm mẫu lần 2( Kết hợp giải thích): Tư thế chuẩn bị đứng trên bục, khép chân, 2 tay thả xuôi tạo đà nhảy, 2 tay đưa ra phía trước rồi để nhẹ xuống dưới và ra sau đồng thời gối cô hơi khụy người hơi cúi về phía trước, nhún 2 chân và bật cao, tay hất đưa ra trước khi chạm đất, gối hơi khụyu và rơi xuống bằng hai đầu mũi bàn chân nhẹ nhàng và giữ được thăng bằng khi tiếp đất.
- Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
- Cho 2 trẻ lên làm, cả lớp quan sát.
- 2 đội thực hiện ( lần lượt cho 2 bạn của 2 đội lên làm,  xong về đứng cuối hàng, rồi đến 2 bạn tiếp theo cho đến hết hàng)
- Cho các trẻ yếu lên thực hiện.
- Cô quan sát, động viên, sửa sai, khen trẻ
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động cơ bản.
+ Trò chơiNém còn
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
* Hồi tỉnh
- Cô cho trẻ làm chim mẹ chim con và cho trẻ ra sân chơi.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện về những con vật sống trong gia đình
1, HĐCCĐ:
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Cô cùng trẻ hát bài “Gà trống mèo con và cún con”:
+ Trong bài hát nhắc đến những con vật nào?
+ Những con vật đó sống ở đâu?
+Trong gia đình con nuôi những con vật gì?
+ Con chăm sóc nó như thế nào?
* Gi¸o dôc trÎ:
2, TCVĐ: Kéo co
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HĐCCĐ: Tìm những con vật cùng nhóm
1. Hướng dẫn TCM:
* Chuẩn bị: Một số đồ chơi hoặc tranh ảnh về các con vật nuôi (gà, vịt, lợn, trâu bò …), và các con vật sống hoang dã (hổ, báo, hươu, nai) đủ cho mỗi bé một bộ .
- Dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi: “Tìm những con vật cùng nhóm”.
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi:
- Phát cho mỗi trẻ một bộ đồ chơi đã chuẩn bị. Cho trẻ gọi tên và nhận xét những con vật có đặc điểm gì (số chân, nơi sống, cách di chuyển …). Cô yêu cầu trẻ xếp những con vật giống nhau thành một một nhóm. Khi cô nêu dấu hiệu gì thì trẻ chọn và xếp các con vật có dấu hiệu đó thành nhóm. Cô quan sát và giúp trẻ khi cần thiết. Ai chọn đúng, nhanh nhất và gọi tên nhóm theo đúng dấu hiệu chung của nhóm sẽ được khen. sau mỗi lần chơi, bạn cho trẻ để lại dấu hiệu chơi như lúc đầu (hoặc đổi đồ chơi cho nhau) và trò chơi tiếp tục với các dấu hiệu khác:
           + Những con vật có số chân bằng nhau (2 chân, 4 chân)
           + Những con vật ăn thức ăn giống nhau (ở nước, ở cạn…)
           + Những con  vật có cách vận động giống nhau (đi, bay, bơi …)
- Tổ chức cho cả lớp chơi 3-4 lần.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.

Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 2304657802484379355

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item