Giáo án thể dục: Đi theo đường ngoằn nghèo
Giáo án PTTC: Đi theo đường ngoằn nghèo TC: Trời nắng trời mưa I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết đi trong đường dích- dắc, không chạm ch...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-pttc-di-theo-duong-ngoan-ngheo.html
Giáo án PTTC: Đi theo đường ngoằn nghèo
TC: Trời nắng trời mưa
I. MỤC ĐÍCH YÊU
CẦU
- Trẻ biết đi trong đường dích- dắc, không chạm chân vào vạch chuẩn con
đường.
-
Phát triển cảm giác thăng bằng
trong vận động
- Mạnh dạn, tự tin, không
chen lấn, xô đẩy nhau. Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục
II. CHUẨN BỊ
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp.
- Vẽ 2 đường ngoằn ngoèo
dài 3m, rộng 35cm
- Cây, hoa đặt 2 bên đường.
III. TIẾN HÀNH
* Trò chuyện với trẻ
- Vẫy trẻ lại gần
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề.
* Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trước khi tập cô
muốn biết lớp mình hôm nay có bạn nào bị ốm, cảm thấy cần được nghỉ ngơi không?
Có bạn nào đau chân không (Trẻ trả lời)
* Khởi động:
- Trẻ vui hát “
Đoàn tàu nhỏ xíu” đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó
chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
* Trọng đông:
+ BTPTC ( 2 lần 8 nhịp)
- Tập kết hợp bài hát “Em đi mẫu giáo”
- Tay: Hai tay giang
ra gập vào vai
- Chân: Hai tay đưa
ra trước, chân khựu gối.
- Bụng: Cúi gập người về phía trước.
- Bật: Cho trẻ đứng,
tay chống hông, dậm chân tại chổ
- Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng dọc
+ VĐCB: Đi theo
đường ngoằn nghèo
- Cô giới thiệu tên bài tập
- Cô làm mẫu lần 1
+
Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích động tác
- Cô đứng
tại vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh là một tiếng xắc xô cô sẽ đi thật khéo, cô
đi nhẹ nhàng sao cho không chạm vào vạch con đường; không làm đổ các cây bên
đường và đi cho đến hết con đường. Sau đó cô đi về cuối hàng đứng
- Trẻ thực hiện mẫu: Cho 3 – 4 trẻ đã tập được
ra làm động tác mẫu
+
Trẻ thực hiện
- Cô cho 1 trẻ/lượt tập
- Cô nhân xét sau lần tập của trẻ..
+ Trò
chơi: “Trời nắng trời mưa”
- Cô nêu luật chơi,
cách chơi.
- Cho trẻ chơi 3 – 4
lần.
- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi
- Động viên, khen
trẻ
- Nhận xét, đánh giá
* Hồi tĩnh:
- Trẻ đi vòng tròn và ra chơi.
DẠO CHƠI
NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát vườn hoa cẩm tú
TCVĐ: Gieo
hạt
- Tiến hành: dặn dò trẻ trước khi ra sân, kiểm tra sức
khỏe trẻ...
- Khởi động ra sân...
a. HĐCCĐ:
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về chủ đề:
- Cô dẫn trẻ đến bên vườn hoa cẩm tú, hỏi trẻ:
- Đây là hoa gì? Hoa cẩm tú có màu gì? Hoa to hay nhỏ?
Có nhiều hoa không?
- Lá của cây hoa có màu gì?
* Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo về vườn hoa.
b. Trò chơi
vận động: Gieo hạt
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
c. Chơi tự
do: Cầu trượt, xích đu, bóng, ......
- Cô giới thiệu đồ chơi
- Trẻ chọn đồ chơi
- Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU
Làm quen trò chơi “Lộn cầu vồng”
* Tiến hành
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Nêu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi:
- Từng cặp trẻ đứng đối mặt nhau, tay cầm tay nhau rồi vừa đọc bài đồng dao vừa vung tay sang 2 bên theo nhịp, khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng giao thì cả 2 cùng dơ cao cánh tay (Vẫn nắm tay nhau) rồi cùng xoay người nửa vòng, chui qua tay, quay lưng vào nhau, sau đó lại tiếp tục chơi tiếp, đến câu cuối cùng thì lộn lại tư thế ban đầu.
- Từng cặp trẻ đứng đối mặt nhau, tay cầm tay nhau rồi vừa đọc bài đồng dao vừa vung tay sang 2 bên theo nhịp, khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng giao thì cả 2 cùng dơ cao cánh tay (Vẫn nắm tay nhau) rồi cùng xoay người nửa vòng, chui qua tay, quay lưng vào nhau, sau đó lại tiếp tục chơi tiếp, đến câu cuối cùng thì lộn lại tư thế ban đầu.
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng
- Trẻ quan sát cô làm mẫu, cô hướng dẫn
cho trẻ thực hiện.
-
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.