Giáo án KPKH: Một số đồ dùng trong gia đình

Giáo án KPKH : Một số đồ dùng trong gia đình I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia...

Giáo án KPKH: Một số đồ dùng trong gia đình

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình ( Bát, đũa-thìa, đĩa, xoong, cốc...)
- Trẻ phân loại được một số đồ dùng gia đình theo công dụng (đồ dùng để ăn, đồ dùng để đun nấu....)
-  Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, và ghi nhớ có chủ định
 - Giáo dục trẻ biết cách sử dụng và ý thức  giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- Một số đồ dùng bằng vật thật: Bát, đũa, đĩa, xoong, cốc
.- Hình vẽ các đồ dùng gia đình bởi bìa cứng: bàn là, tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bát, thìa, quần, áo, ...
- Mỗi nhóm có: bát, đũa, đĩa, xoong, cốc.
III. CÁCH TIẾN HÀNH       
- Cho trẻ chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
- Trò chuyện về bài hát.
* Hoạt động 1: “Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình.

- Tạo tình huống đưa hộp quà của bác gấu ra cho trẻ quan sát.
+ Bát:
- Đây là cái gì?
- Ai có nhận xét gì về cái bát?( Bát được làm từ chất liệu gì?dùng để làm gì?)
-Cái bát dùng để làm gì?
> Cái bát làm bằng sứ. Đây là đồ dùng để đựng thức ăn
+ Ngoài chất liệu làm bằng sứ ra thì còn có bát làm bằng inốc, bát phíp, bát thuỷ tinh.
+ Đũa:
- Đây là cái gì?
-Ai có nhận xét gì về đôi đũa?
- Cách sử dụng như thế nào?
> Đũa dùng để gắp thức ăn, khi dùng phải dùng 2 chiếc thành một đôi đũa mới có thể gắp thức ăn được
+ Ngoài chất liệu làm bằng tre gỗ ra thì còn có đôi đũa cũng được làm bằng i nốc.
+ Đĩa:
- Cô hỏi tương tự.
> Đĩa này làm bằng sứ, có dạng hình tròn, có lòng không sâu như bát. Đĩa dùng để đựng thức ăn
+ Ngoài đĩa làm từ sứ còn có đĩa men, đĩa phíp, đĩa inốc
* Xoong
- Hỏi tương tự
> Xoong này được làm bằng inoc, là đồ dùng để đun nấu thức ăn.
+ Ngoài ra có chất liệu khác như gang, nhôm.
* Cho trẻ quan sát cốc câu hỏi tương tự
> Cốc làm bằng thuỷ tinh.Cái cốc dùng để uống
b. So sánh:
+ Cái bát và cái cốc:
- Cái bát và cái cốc có đặc điểm gì giống và khác nhau?
> Giống nhau: đều là đồ dùng gia đình.
- Khác nhau: Cái bát dùng để ăn cơm còn cái cốc dùng để uống nước. Cái bát làm bằng sứ, cái cốc làm bằng thuỷ tinh.
* Ngoài đồ dùng để phục vụ ăn uống các con còn biết những đồ dùng nào khác?
Cô cho trẻ xem hình ảnh các đồ dùng khác
+ Đồ dùng để mặc
+ Đồ dùng điện tử điện lạnh
d.Giáo dục:
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sạch sẽ cất gọn gang đồ dùng trong gia đình . Chú ý khi sử dụng những đồ dùng làm bằng sành, sứ , thuỷ tinh không làm rơi vỡ.
* Trò choi 1: Thử tài của bé
Cách chơi : Chia lớp thành 3 đội, cô chiếu trên màn hình hiện ra nhiều đồ dùng gia đình trẻ tập trung chú ý xem có những hình ảnh gì không cùng nhóm. Nếu đội nào lắc xắc xô trước đội đó được trả lời. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng thì đội đó chiến thắng.
Luật chơi: Mỗi thành viên chỉ được lên chơi 1lần
 - Cô bao quát
- Cô nhận xét các đội
+ Trò chơi 2:Thi xem ai nhanh
Cách chơi :Mỗi nhóm sẽ là một đội đứng xếp thành hàng. Khi có tín hiệu bắt đầu chạy lên và lấy 1hình ảnh đồ dùng gia đình dán lên bảng. Sau 1 bản nhạc đội nào tìm được nhiều hình ảnh thì sẽ giành chiến thắng
Luật chơi: Mỗi thành viên chỉ được lấy 1 hình ảnh trong mỗi lần chơi, trò chơi mở đầu và kết thúc bằng một bản nhạc.
- Cô bao quát và thưởng quà sau khi chơi.
- Cô nhận xét, tuyên dương.
     HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Nhặt lá vàng - GDVSMT
1, HĐCCĐ: Nhặt lá vàng – GDVSMT
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành
- Cô dẫn trẻ đến bên cây Bàng.
- Cùng trò chuyện với trẻ về môi trường
+ Các con thấy vườn trường của chúng mình có nhiều cây xanh không?
+ Vì sao chúng ta phải trồng cây xanh?
Muốn cho cây tươi tốt thì phải làm gì?
+ Muốn cho MT xanh sạch đẹp chúng ta phải làm gì?
* Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi truoengf, có ý thức vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
2, TCVĐ: Ai nhanh hơn
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Rèn kỹ năng xé (Xé vụn, xé dãi dài, …)
- Rèn kỉ năng xé
 - Cô đưa một số giấy ra cho trẻ quan sát,
- Với những tờ giấy này, cô sẽ làm gì?
- Cô xé dãi dài cho trẻ quan sát, sau đó xé vụn tờ giấy ra.
- Cô phát giấy, cho trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện xong hướng dẫn trẻ cất dọn bỏ giấy loại vào sọt rác.
 2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
- Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 6866987401684193258

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item