Giáo án âm nhạc: Hát vận động theo nhịp bài “Cái mũi”
Giáo án âm nhạc: Hát vận động theo nhịp bài “Cái mũi” NH: “Đôi và một” TC: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiế...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-am-nhac-hat-van-dong-theo-nhip-bai-cai-mui.html
Giáo án âm nhạc: Hát vận động theo nhịp bài “Cái mũi”
NH: “Đôi và một”
TC: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, biết vận động nhịp nhàng
theo bài hát: “cái mũi”.
- Trẻ chú ý nghe cô hát,cảm nhận được giai
điệu của bài hát và biết chơi thành thạo trò chơi.
-Trẻ biết mũi là một bộ phận quan trọng trên
cơ thể .
2.Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ tập đúng
các động tác khi vận dộng và sự nhanh trí khi chơi trò chơi.
3. Giáo dục:
- Trẻ có hứng thú với bài
học ,đoàn kết ,yêu thương bạn bè,nghe lời cô giáo.
- Biết cách giữ gìn vệ
sinh và bảo vệ cái mũi của mình.
II. CHUẨN BỊ
1.Địa điểm:lớp học sạch
sẽ,thoáng mát,đủ ánh sáng.
- 1 đàn ooc-gan có ghi 2
bài hát “cái mũi “ và “đôi và một”.
- 1 hộp quà có đưng 1
bông hoa hồng.
-Trang phục thoải mái
,phù hợp với thời tiết.
-Tâm lý thoải mái ,vui vẻ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định
-Chơi trò chơi dân gian
“oản tù ti” cho trẻ chơi 2-3 lần,
- Cô đưa 1 hộp quà ra,
hỏi trẻ:
Cô có cái gì đây?
-Các con ngửi thấy mùi gì?
-Thế các con có đoán được
mùi thơm của cái gì không?
À đây là bông hoa hồng
đấy!
Cô sẽ cất đi để hôm tới
chúng mình cùng trang trí cho ngày phụ nữ việt nam nhé.
- Thế các con có biết
chúng ta ngửi được mùi hoa là nhờ vào đâu không?
À đúng rùi, nhờ có mũi mà
chúng mình có thể ngửi được mùi thơm của hoa đấy.
Hôm trước cô đã dạy các
con 1 bài hát nói về cái mũi?đó là bài gì nào?( Trẻ trả lời)
-Cô và trẻ cùng hát 1
lần(có nhạc đệm).Hỏi trẻ:
- Bài hát tên là gì?do ai
sáng tác? (lời việt:Thu Hiền-Lê Đức)
-Các con cùng cô hát lại
bài hát nào!
-Để bài hát “Cái mũi “
được hay hơn ,sinh động hơn hôm nay cô sẽ dạy các con vận động minh họa bài hát
“Cái mũi” nhé.
*Hoạt động 2: Dạy trẻ vận động
Cô làm mẫu
Các con hãy chú ý xem cô
làm mẫu nhé!
+Lần 1:Cô làm mẫu kết hợp với nhạc đệm.
+Lần 2:Cô làm mẫu chậm 1 lần nữa.
-Cô vận động cùng cả lớp
lần 1 có nhạc
-Cô vận động cùng cả lớp lần 2 không nhạc(sửa
sai cho trẻ)
-Gọi từng tổ(có nhạc)
-Gọi nhóm(có nhạc)
-Gọi cá nhân(có nhạc)
*Hoạt động 3: Nghe hát“
Đôi và một”
Nào cô mời các con xem
bức chân dung 1 bạn gái nhé!
Trốn cô trốn cô!.Cô đâu
cô đâu ?
-Trên bàn cô có cái gì
đây ?
-Trên khuôn mặt bạn gái
có những bộ phận nào?Ai biết?
- Trên khuôn mặt bạn gái
có rất nhiều bộ phận như: mắt, mũi, miệng, tai, má, cằm, trán..đấy.Mỗi 1 phần
đều có tác dụng khác nhau và chúng đều hỗ trợ nhau.Vì vậy chúng ta phải bảo vệ
và giữ gìn sạch sẽ nhé!Cô có 1 bài hát nói về nói về khuôn mặt xinh xắn và hồng
hào.Cô sẽ hát tặng cho các con nhé!Bài hát có tên “ Đôi và một”của nhạc sĩ Thanh Lam.
(Một nhắm một mở đôi làn
mắt dua nhanh
Doi tai lang nghe va day là chiec mui xinh
Hong hao doi ma chinh giua chiec cam xinh
Mot ham rang trang he giua doi moi hong hao)
Doi tai lang nghe va day là chiec mui xinh
Hong hao doi ma chinh giua chiec cam xinh
Mot ham rang trang he giua doi moi hong hao)
Cô hát cho trẻ nghe .
-Lần1:hát với nhạc đệm
Cô vừa hát bài hát gì?Bài
hát do ai sáng tác?Cô hát
lại lần nữa nhé!
-Lần 2:hát với nhạc đệm
kết hợp minh họa.Bài hát nói về cái gì?Bài hát nói về 1 khuôn mặt sạch sẽ ,hồng
hào
có những bộ phận và giác
quan ở trên đó.Chúng góp phần cho khuôn mặt đẹp hơn đấy.
*Hoạt động 4: Trò chơi: ““Nghe
tiếng hát tìm đồ vật”
-
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Các con ơi!ngoài sân
trường mình có rất nhiều biểu bảng có vẽ
những bạn đang chăm sóc cho cơ thể mình đấy.Cô mời các con đi cùng cô nào!
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Thí nghiệm nóng và lạnh
- TCVĐ: “Mắt –
Mũi – Miệng”
- CTD: “Cầu thang leo, bập bênh”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
- Trẻ nhận biết và phân biệt được nóng, lạnh
- Có ý thức bảo vệ và chăm sóc, vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
II. CHUẨN BỊ
- Một cốc nước đá
- Một cốc nước nóng( 5
)
III. TIẾN HÀNH
a. HĐCCĐ: Thí nghiệm nóng và lạnh
- Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn,
- Cùng trò chuyện với trẻ về một số bộ phận trên cơ thể
- Cô đưa 1 cốc nước lạnh ra và cho tất cả trẻ sờ tay vào, hỏi trẻ: Các
con có cảm giác như thế nào khi chạm tay vào cốc nước đá này?
- Cô đưa 1 cốc nước nóng ra và cho tất cả trẻ sờ nhẹ tay vào, hỏi trẻ:
Các con có cảm giác như thế nào khi chạm tay vào cốc nước nóng này?
- Nhờ cái gì mà các con có thể cảm nhận và phân biệt được nóng hay
lạnh?
* Giáo dục: giáo dục trẻ biết chăm soc, bảo vệ làn da và cơ thể của
mình.
b. TCVĐ: “Mắt – Mũi –
Miệng”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
c. CTD: “Cầu thang leo, bập bênh”
- Cô
quan sát, bảo đảm an toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
* Chơi kết hợp ở các góc
- Cô
quan sát trẻ chơi ở các góc
- Luyện
cho trẻ 1 số kỷ năng múa hát
- Chơi
xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.
Đánh giá
cuối ngày
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................