Giáo án âm nhạc: Dạy VĐ vỗ tay theo nhịp “Em đi chơi thuyền”
Giáo án âm nhạc: Dạy VĐ vỗ tay theo nhịp “Em đi chơi thuyền” NGHE HÁT : “Bạn ơi có biết” TRÒ CHƠI ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-am-nhac-day-vd-vo-tay-theo-nhip-em-di-choi-thuyen.html
Giáo án âm nhạc: Dạy VĐ vỗ tay theo nhịp “Em đi chơi
thuyền”
NGHE HÁT : “Bạn ơi có biết”
TRÒ CHƠI : “Hát theo tranh vẽ”
ĐỘ
TUỔI : 5 - 6 Tuổi
THỜI
GIAN : 30 – 35 phút
NGƯỜI DẠY : Bùi Thị Trang
I. MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
- Trẻ biết hát vận động theo nhịp bài hát: “Em đi
chơi thuyền”
- Luyện kỷ
năng hát vận động theo nhịp, luyện phản xạ nhanh, chơi thành thạo trò chơi âm
nhạc.
- Giáo dục
trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông, hứng thú học và tham gia chơi trò chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc bài
hát “Em đi chơi thuyền”, “Bạn ơi có biết”,
“Bác đưa thư vui tính”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “Em tập lái ô tô”, Anh phi công
ơi”.
- Tranh vẽ: Thuyền buồm, đoàn tàu, ô tô, xe đạp, máy bay.
- 5 nốt nhạc
- Dụng cụ âm
nhạc: Đàn ghi ta, bộ gõ, xắc xô,...
III. TIẾN
HÀNH
* Cô bật
nhạc, trẻ đi từ ngoài vào xếp thành đội hình chữ U, đứng hát bài “Em đi chơi
thuyền”:
+ Cô cháu
mình vừa thể hiện xong bài hát gì? (Em đi chơi thuyền)
+ Bài hát
“Em đi chơi thuyền” do ai sáng tác? (Nhạc sĩ Trần Kiết Tường)
+ Nội dung
bài hát nhắc nhỡ chúng ta điều gì? (Trẻ trả lời theo hiểu biết)
=> Giáo dục trẻ khi đi trên thuyền các cháu phải ngồi yên, không
chen lấn, xô đẩy nhau, không thò đầu thò tay xuống nước.
* Hoạt động 1: Dạy vận động vỗ tay theo nhịp bài “Em đi chơi thuyền”
- Cô giới
thiệu tên vận động, cho trẻ nói lại cách vận động vỗ tay theo nhịp là vỗ như
thế nào?
- Cô hát vận động cho trẻ nghe lần 1.
- Lần 2 cô
vừa hát vận động theo nhịp vừa nói lại cách vận động.
+ Trẻ thực
hiện:
- Cho cả lớp
hát vận động theo nhịp.
- Cho 3 tổ:
Đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng thi đua hát vận động theo nhịp.
* Cô
tổ chức cuộc thi “Tiếng hát hoạ mi” cho trẻ lên biểu diễn.
- Trẻ vui
đọc thơ “Giúp bà” chuyển đội hình
thành 3 hàng ngang.
- Cô làm
người dẫn chương trình giới thiệu từng nhóm, cá nhân trẻ lên biểu diễn:
+ Gọi 5 trẻ
lên biểu diễn (Cầm đàn hát vận động)
+ Gọi 4 trẻ
lên sân khấu (Cầm xắc xô hát vận động)
+ Gọi 3 trẻ
lên sân khấu (Cầm bộ gõ hát vận động)
- Ngoài cách
biểu diễn trên các con còn biết cách biểu diễn nào khác?
- Mời 1 bạn
lên biểu diễn (Múa)
- Mời 1 bạn
lên biểu diễn (Nhún)
* Hoạt động 2: “Nghe hát”
- Cô cháu
mình cùng tìm hiểu về các loại PTGT qua bài hát “Bạn ơi có biết” của nhạc sĩ
Hoàng Văn Yến do cô Trang thể hiện nhé!
- Cô hát cho
trẻ nghe lần 1(Không nhạc)
- Cô hát cho
trẻ nghe lần 2 (Biểu diễn với nhạc)
+ Cô vừa thể
hiện xong bài gì? Do ai sáng tác?
=> Qua
bài hát cúng mình đã biết được rất nhiều loại PTGT: Ô tô và xe máy là PTGT
đường bộ, Thuyền buồm là PTGT đường thuỷ, Máy bay là PTGT đường hàng không.
- Cho cả lớp
đứng dậy hưởng ứng cùng cô di
chuyển về đội hình chữ U.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Hát theo tranh vẽ”
- Cô
giới thiệu tên trò chơi.
- Lắng nghe, lắng nghe ! (Nghe gì? Nghe gì?)
- Cô chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ trưởng của 3 tổ, mỗi tổ
trưởng của 3 tổ cầm 1 cái xắc xô, khi cô dơ bức tranh nào lên, đội nào nhanh
tay rung xắc xô trước thì đội đó dành được quyền trả lời, nếu trả lời đúng tên
bài hát và hát được bài hát có nội dung như bức tranh của cô thì đội đó dành
được 1 nốt nhạc. Kết thúc trò chơi độ nào dành được nhiều nốt nhạc nhất là đội
đó dành chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần tuỳ hứng thú của trẻ.
- Cô bao quát trẻ chơi, kiểm tra kiết quả.
* Kết thúc: Cô
nhận xét, tuyên dương.
- Trẻ vui hát “Em đi chơi thuyền” và ra sân chơi.