ĐỀ TÀI KPXH Trò Chuyện Về 1 Số Nghề Phổ Biến Trong Xã Hội
ĐỀ TÀI KPXH Trò Chuyện Về 1 Số Nghề Phổ Biến Trong Xã Hội HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ PHỔ BIẾN LĨNH VỰC : PTNT. ĐỀ TÀI:...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/de-tai-kpxh-tro-chuyen-ve-1-so-nghe-pho-bien-trong-xa-hoi.html
ĐỀ TÀI KPXH Trò Chuyện Về 1 Số Nghề
Phổ Biến Trong Xã Hội
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ PHỔ BIẾN
LĨNH VỰC : PTNT.
ĐỀ TÀI: KPXH:
Trò Chuyện Về 1 Số Nghề Phổ Biến Trong
Xã Hội
I.Mục tiêu yêu cầu:
- Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau.
- biết phân biệt các nghề qua: Công việc, dụng cụ lao động, sản phẩm và lợi
ích của các nghề khác nhau.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ những hiểu biết của mình về công việc
trong xã hội mình.
- Giáo dục trẻ yêu quý, tôn trọng các nghề, tôn trọng người lao động.
II.Chuẩn bị
- Các slide về các nghề trong xã hội. một số dụng cụ
và sản phẩm nghề
- Máy hát, nhạc.
- Bó lúa để chơi trò chơi.
- Thời gian: 30-35 phút
III.Tiến
trình:
STT
|
CẤU TRÚC
|
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
|
1
2
3
4
|
Hoạt động
1: Bé lắng nghe
Hoạt động
2:
Nào cùng
khám phá
Hoạt động
3: xem ai tinh mắt
Hoạt động 4:
ai nhanh hơn
|
- Cả lớp cùng vận động với cô “ Cháu yêu cô chú công nhân” chyển đội hình
vào 3 hàng ngang.
- Các bạn vừa vận động cùng cô bài hát bài gì?
- À đúng rồi.Vậy trong bài hát nhắc đến ai? Các cô chú công nhân này làm
việc gì?
- Các con biết chú công nhân làm việc gì không?
- Làm những công việc nào thì gọi là công nhân không?Và những sản phẩm
nghề là gì không? vậy thì hôm nay cô và các bạn cùng tìm hiểu trong xã hội có những nghề nào, Và nghề đó
có giúp ích gì cho xã hội thì cô cháu chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
- Các con biết được những nghề nào?
- Vậy con biết chú công nhân làm việc gì không?
( Có rất nhiều nghề trong xã hội như xây dựng, giáo viên, công an, bác
sỹ,...mỗi nghề làm trong 1 nơi làm việc khác nhau và có 1 sản phẩm nghề khác
nhau.)
* Nghề công nhân xây dựng:
- các bạn ơi các bạn thấy đây là ai? Công nhân xây dựng gì?
- Chú công nhân làm việc ở đâu?
- Các chú dùng công cụ gì để làm việc?
- CC thấy nghề của các chú công
nhân làm việc có vất vã không? Vì vậy các con phải biết yêu thương và biết
tôn trọng các chú nhé!
- Khi cc lớn lên cc có thích làm những chú công nhân xây dựng để đi xây
dựng cho đất nước không?
- Cô đố các con
“
Ai dạy em hát
Tết tóc hằng
ngày
đến trường dạy
chữ
với bao điều
hay” (cô giáo) .
- Các con biết cô đang làm nghề gì không?
- Vậy nghề giáo viên làm việc ở đâu?
- Cô dùng gì để
dạy các con?
- Người ta gọi nghề này là nghề gì?
- Các con ơi cc biết cô dạy cc để làm gì không?
- Các con biết khi cô đi làm cô mặc đồng phục gì không?
- Nghề nào cũng có ích, có những cực khổ riêng để mang
lại những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.
Vì vậy cc phải yêu quí và tôn trọng nhé cc.
- CC có muốn lớn lên trở thành giáo viên không?
Cho bé đọc thơ
“ bé làm bác sỹ”
Bạn ơi trong bài thơ nhắc đến nghề nào?
- Vậy con biết bác sỹ làm việc ở đâu?
- Bác sỹ làm công việc gì?
- BS có những công cụ nghề gì để làm việc?
- Vậy chúng ta hết bệnh là nhờ ai? Và nhờ gì nữa?
- Con có thích làm bác sĩ hay không?
- Nếu con làm bác sĩ con sẽ làm gì?
- Vậy ngoài những nghề trên thì cc biết được những nghề
nào nữa?
- Trò chuyện với trẻ 1 số nghề khác như nghề nông, họa
sỹ, công an, bưu điện,... về công việc? Nơi làm việc? Công cụ nghề? Sản phẩm
của nghề?
- Hỏi trẻ về những gì mà trẻ quan sát được, có những nghề nào?
Con thích sau này lớn lên làm nghề gì? Có muốn làm công việc gì?
- Cô mời 1 vài trẻ nói về ước mơ của mình.
- Các con muốn lớn lên thành người có ích, có công việc tốt thì các con
phải chăm học, vâng lời cô và vâng lời ông bà cha mẹ mình nhé!
Cho trẻ đọc bài thơ bé làm bao nhiêu nghề chuyển vào hình chữ U cho trẻ
chơi mở ô cửa bí mật. Cô cho trẻ nói tên nghề sau ô cửa và chọn dụng cụ, sản
phẩm của các nghề tương ứng.
Khi chơi cô cho trẻ tự lên nhấp chuột để chơi. Nhận xét sau mỗi lượt
chơi.
- Các con ơi mỗi nghề đều giúp ích cho xã hội vì vậy các con phải tôn
trọng và yêu quí các nghề trong xã hội.
Cho trẻ hát bài cô thợ dệt chyển vào đội hình nam nữ.
- Cô đã cho các bạn tìm hiểu rất nhiều ngành nghề trong xã hội vậy bây
giờ chúng ta hãy chơi trò chơi nhé, đó là trò chơi “ Ai đúng và nhanh hơn”
Luật chơi: Ai chạy nhanh về nhà sẽ là người thắng cuộc
+ CC: Cô có nhiều tranh loto về sản phẩm của các ngành nghề khác nhau, cô
chia cho các bạn những tranh lôto trên và cô có những cái nhà khác nhau trên
mỗi ngôi nhà có hình ảnh của các nghề khác nhau chúng ta sẽ vừa đi vừa hát
khi nghe hiệu lệnh của cô thì cc sẽ chạy về ngôi nhà có nghề đúng với sản
phẩm nghề mình cầm trên tay. Ai về đúng nhà thì hoàn thành tốt.
- Cho cháu chơi, cô nhận xét sau mỗi lần chơi .
- Cô nhận xét trò chơi.
- Cô nhận
xét giờ học, kết thúc giờ học.
|
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCVĐ:
Chuyển gạo về kho.
TCHT:
Món quà của cô.
Chơi
tự do.
I. Mục tiêu yêu cầu:
- Cháu biết chơi trò chơi: “
Chuyển gạo về kho”, “ Quan sát công cụ nghề”
- Biết chơi đúng cách và cấp
hành luật mà cô đưa ra.
- Cháu biết được công dụng của
các công cụ nghề.
- Thích thú chơi trò chơi,
biết giữ gìn đồ chơi khi chơi.
- Chơi trong khu vực cô giới
hạn, biết bảo vệ đồ chơi.
II. Chuẩn bị
- Bao gạo thanh ván, vạch
chuẩn,…
- Các công cụ nghề: bay, …
- Đồ chơi ngoài trời: cầu tuột,
xích đu.
- Đồ chơi tự làm như: máy
bay, dây thung,chong chóng, bóng,vòng.
- Sân chơi thoáng mát, sạch
sẽ.
- Địa điểm: Sân trường.
- Thời gian: 8h-8h35
III. Tiến trình:
Hoạt động 1: ổn định.
- Cả lớp hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân”.
- Cả lớp mình hát bài gì?
trong bài hát này nhắc đến ai?
- Các chú công nhân, các cô
công nhân làm việc rất vất vã đó các con vì vậy các con phải biết tôn trọng các
cô chú công nhân đó nhé!
- Các con ơi các ơi ở nhà
máy gạo các chú công nhân làm việc rất vất vã vận chuyển những bao gạo về kho mệt
lắm, do đó các con hãy giúp các chú ấy vận chuyển cho nhanh để các chú ấy có thời
gian nghỉ mệt nhé các con.
Hoạt động 2: TCVĐ “ Chuyển gạo về kho”:
- Hôm nay cô cho các con
chơi trò chơi “ chuyển gạo về kho”
- Các con nhắc lại tên trò
chơi.
+ CC: chia lớp thành 2 đội,
hai bạn đầu hàng khi nghe cô hô xuất phát thì bạn vác bao gạo bước lên thanh
ván và đi đến kho đội nào vận chuyển được nhiều gạo thì thắng.
+ Lc: Phải
đi trên ván và đội nào nhiều gạo thì thắng .
- Tổ chức
cho trẻ chơi.
- Nhận xét
sau mỗi lần chơi.
- Nhận xét
trò chơi
Hoạt động 3: TCHT “ món quà của cô”.
- Đọc bài
thơ “ Các cô thợ” - CC ơi trong bài thơ này các cô thợ làm việc gì?
- Vậy con
biết các cô thợ dùng các công cụ gì để làm việc không?
- À! Đúng
rồi nghề may thì phải dùng kim, chỉ, gạt lúa phải dùng lưỡi hái,…
- Các con
ơi ! hôm qua cô được tặng 1 món quà nè. Cô chưa mở ra nữa bây giờ cô sẽ mời lớp
mình mở giúp cô nhé.
- Mời 1 bạn
mở giúp cô. Con thấy có gì trong hộp quà.
- Con biết
công cụ nghề này là của nghề nào không?
- Con thấy
hình dáng của cái bay này ntn?
- Cán của
nó ntn? Phần lưỡi nó ntn? Lưỡi nó làm bằng gì? cán của nó làm bằng gì?
- Vậy công
cụ này dùng để làm gì?
- Mỗi nghề
có 1 công cụ khác nhau như nghề xây dựng thì dùng bay, nghề may thì dùng kim chỉ….
Hoạt động 4:
chơi tự do:
- Cô tập trung trẻ lại giới thiệu các loại đồ chơi ngoài
trời.
- Hỏi trẻ
chơi như thế nào ?
- Giới hạn
khu vực chơi cho trẻ, giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng không làm hư đồ dùng đồ chơi.
- Cho trẻ chọn
đồ chơi trẻ thích và chơi.
- Quan sát
và chơi cùng trẻ.
- Gần hết
giờ cô tập trung trẻ lại hỏi trẻ chơi gì? chơi như thế nào?
- Nhận xét
giáo dục cháu.
- Cho cháu
về lớp rửa tay.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc
xây dựng: Bệnh viện
Góc
phân vai: bác sỹ, y tá.
Góc
nghệ thuật: Cắt dán, xé dán, tô màu cac bức tranh về các ngành nghề khác nhau bằng
nhiều loại nguyên vật liệu.
Góc
học tập:Làm tranh truyện về các nghề khác nhau.
Góc sách : Xem sách truyện về nghề trong xã hội,....
I. Mục đích yêu cầu
- Cháu biết chơi được ở tất
cả các góc
- Biết thỏa thuận vai chơi ở
các góc chơi.
- Cháu thể hiện được vai
chơi của mình,
- Xây dựng được công trình đẹp,
sáng tạo.
- Cháu biết liên kết góc
chơi.
- Chơi đoàn kết, giữ vệ sinh
và thu dọn đồ chơi sau khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Khối gỗ, cây xanh.
- Đồ dùng của bác sỹ như thuốc,
bơm kim tiêm, óng nghe,….
- Bút màu, giấy vẽ, hồ, giấy
màu, giấy a4,….
- Cờ ddomino/
- máy hát, đĩa nhạc không lời,
trống lắc, xắc xô,…
Địa điểm: Trong lớp
Thời gian: 9h20-10h
III. Tiến hành
Hoạt động 1: Ổn định thỏa thuận góc
chơi:
- Lớp chúng ta vừa thực hiện
hoạt động gì ngoài sân?
- Bây giờ các bạn cùng cô đi
xung quanh lớp xem lớp mình có gì? ( dẫn cháu đi tham quan lớp)
- cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ
chơi, bây giờ cô sẽ cho các bạn chơi góc.
- Nhưng trước hết các con
cho cô biết lớp mình có mấy góc chơi?
- Với chủ đề “nghề nghiệp”
con xem với những đồ chơi cô chuẩn bị có thể chơi gi?
* Góc xây dựng:
các con có từng bị bệnh chưa , có đi bệnh viện khám bệnh viện khám bệnh chưa? bạn
thấy bệnh viện ntn?
Vậy hôm nay cô sẽ cho các bạn
xây bệnh viện nhé!
Vậy xây bệnh viện thì các
con xây như thế nào? Xây gì? xây các con cần xây các phòng khám nè, các phòng bệnh,
ngoài ra trong bệnh viện có rất nhiều ghế để bẹnh nhân ngồi chờ nữa. và để cho
bệnh viện thêm mát thì cần phải làm gì nữa?
- Các con cố gắng xây dựng
công trình để bác sỹ, y tá có nơi làm việc khám bệnh cho bệnh nhân nào.
Ai thích chơi ở góc xây dựng?
* Góc Phân Vai:
Các con ơi khi bệnh viện xây xong thì đã có nơi để làm việc rồi đó, và các con
có biết công việc của bác sĩ, y tá là công việc gì không?
Bệnh nhân tới thì bs có nhiệm
vụ làm gì? hỏi han bênh nhân và khám cho thuốc. còn y tá hướng dẫn tiêm thuốc
khi bác sĩ cho thuốc. bệnh nhân có nhiệm vụ phải nói ra bệnh tình của mình, uống
thuốc theo chỉ định.
* Góc nghệ thuật: các con đã biết được những nghề gì trong xã hội? vậy bây giờ các con
có thể vẽ các cái áo cho bác sỹ bệnh nhân, làm nơi sản xuất các dụng cụ y tế để
cung cấp cho bệnh viện,…
* Góc sách:
Các con biết được những nghề nào? Bây giờ các con xem sách truyện về các công
việc cụ thể trong ngày của 1 ngành nghề nào đó,….
* Góc Tạo Hình:
các con cũng có thể làm những loại đồ dùng hay nặn các loại đồ dùng bán cho góc
bán hàng hay để bán cho góc xây dựng khi nào của hàng của các bạn xây xong?
Góc học tập :
Cô đã dạy các con chơi đô mi nô rồi và với chủ đề này các con hãy chơi lại cho
đúng xem ai thong minh hơn nào?
Trước khi chơi các con nhắc
lại chop cô nghe, chơi như thế nào?không được quăng ném đồ chơi, chơi đoàn kết
, không làm ồn khi chơi.
CC hãy nhẹ nhàng đi về góc
chơi mình thích và đeo thẻ đeo vào và tiến hành chơi.
Hoạt động 2: Quá trình chơi:
- Cô giúp trẻ ổn định góc chơi, nếu nhóm nào chưa ổn định
thì cô giúp trẻ thỏa thuận.
- Cô quan sát bao quát trẻ và chơi cùng trẻ.
- Khuyến khích trẻ lien kết góc góc chơi.
Hoạt động 3: Nhận xét.
- Cô nhận xét từng góc chơi.
- Tập trung trẻ về góc xây dựng.
- Cho trẻ quan sát công trình.
- Cho các chú công nhân xây dựng giới thiệu về các loại
đồ chơi của góc vừa làm được.
- Cô nhận xét góc xây dựng.
- Cô nhận xét chung giờ học.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cho trẻ đọc bài thơ thợ dệt thực hành rửa tay, vệ
sinh chiều, nhận xét nêu gương cuối ngày trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY