PTNN Đề tài: Thơ “Quả”
Chủ đề nhánh: M ột số loại quả Lĩnh vực phát triển: PT NN Đề tài: Thơ “Quả” I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/ptnn-de-tai-tho-qua.html?m=0
Chủ đề
nhánh: Một số loại quả
Lĩnh vực
phát triển: PTNN
Đề tài: Thơ “Quả”
I. Mục đích – yêu cầu
1.
Kiến thức
- Trẻ
biết tên bài thơ, tên tác giả và biết được nội dung bài thơ
2.
Kỹ năng
- Rèn
kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, đọc diễn cảm
3.
Thái độ
-
Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh,
hoa, quả
II. Chuẩn bị
- Cô: Câu đố, bông hoa tặng trẻ
- Trẻ: Mũ chóp quả cam, chuối
- Lồng ghép chuyên đề: vệ sinh môi trường
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Dự kiến hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định
- Gió thổi! gió thổi
- Thổi các con lại gần bên
cô
- Bóng tròn to, bóng tròn
to, bóng bể “Bùm”
- Các con ơi! Các con có
biết chúng ta đang học chủ đề gì không?
- Vậy thực vật bao gồm
những gì vậy các con?
- Quả thì các con biết
những loại quả gì?
- Ở nhà các con trồng được
những loại quả nào?
- Cô cũng có một bài thơ
nói về quả rất hay, bài thơ của cô có tên là “Quả”, hôm nay cô sẽ dạy cho lớp
mình đọc nha?
2.
Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm lần 1: kết hợp động tác
- Tóm nội dung: Bài thơ nói về các loại quả và đặc điểm riêng của
từng loại quả đó
- Các con ơi! Muốn có quả
để ăn thì các con phải trồng, chăm sóc thường xuyên. Vì vậy khi gặp quả thì
chúng ta không được hái hoa, hái quả, bẻ cành nha các con?
- Các con thấy cô đọc thơ
có hay không?
- Muốn đọc thơ hay thì các
con đọc giọng vừa phải, không to cũng không nhỏ, đọc chậm, rõ lời
- Các con có muốn cô đọc
lại lần nữa cho lớp mình nghe không?
- Cô đọc lần 2: Kết hợp xem tranh
- Mời đọc cả lớp, nhóm, cá
nhân ( chú ý sửa sai)
Đàm thoạị và trích dẫn
-
Cô vừa dạy các con bài thơ gì?
-
Bài thơ nói về
điều gì?
- Đoạn 1: Tròn như trái banh…..Là quả thị thơm
+ Đoạn thơ này nói về những
quả gì?
+ Quả gì mà người ta ngửi
thì thấy nó rất là thơm
+ Ngoài ra còn có quả gì
nữa?
- Đoạn 2: Múi trắng như cơm…Là quả dứa gai
+ Quả có múi trắng như cơm
là quả gì?
+ Trong đoạn thơ này còn có
quả gì nữa?
+ Quả dứa gai dùng để làm
gì?
- Đoạn 3: Quả cũng có tai…Là quả sầu riêng
+ Đoạn thơ này có những quả
gì?
+ Quả thanh long có màu gì?
Ruột nó như thế nào?
+ Còn quả sầu riêng nó như
thế nào?
- Đoạn 4: Những buổi chiều nghiêng…Vườn quả của em
+Quả có
lợi ích như thế nào đối với sức khỏe con người?
Giáo dục: Quả cung cấp cho chúng ta rất nhiều vitamin và các
chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Muốn có quả để ăn thì chúng ta phải
trồng, tưới nước thường xuyên, khi đi đường gặp quả thì không được hái.
3.
Trò chơi “ Đố vui”
- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội, mỗi đội chia sẽ có
mũ chóp riêng ( quả cam, quả chuối), khi cô đọc câu đố xong cô nói hết, khi
nào nghe từ “hết” thì đội nào giơ tay trước sẽ được quyền ưu tiên để trả lời,
trả lời đúng sẽ được cô tặng 1 bông hoa,
- Luật chơi: đội giàng quyền trả lời mà trả lời sai sẽ bị mất
điểm, điểm đó sẽ cộng vào đội còn lại
-
Cô nhận xét, tuyên dương .
|
- Thổi gì? Thổi gì?
- Trẻ lại gần cô
- Trẻ ngồi vòng tròn
- Chủ đề thực vật
- Hoa, củ, quả, rau, cây
xanh,…
- Trẻ trả lời theo khả năng
- Trẻ trả lời theo khả năng
- Dạ
- Trẻ nghe
- Dạ
- Dạ hay
- Trẻ nghe
- Dạ muốn
- Trẻ xem
- Trẻ đọc
- Dạ. Quả
- Bài thơ nói về các loại
quả và đặc điểm của các loại quả đó
+ Dạ quả bưởi, quả thị
+ Quả thị
+ Quả bưởi
+ Quả dứa gai
+ Ăn sống và nấu canh chua
+ Dạ thanh long, sầu riêng
+ Dạ thanh long có màu
hồng, ruột màu trắng có nhiều hột đen nhỏ
+ Quả sầu riêng có múi màu
vàng, da có gai
+ Cung cấp chất dinh dưỡng
- Trẻ chơi
|
IV. Hoạt động chuyển tiếp
Hát
“ quả cà chua”
V. Hoạt động ngoài trời
Trò chơi Gieo hạt
- Cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1
vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ
- Trẻ chơi.
- Cô quan sát nhận
xét.
- Khi trẻ chơi, cô
quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cùng chơi với
trẻ.
- Gần hết giờ cô tập
trung trẻ lại, cho rửa tay, xếp hàng điểm danh vào lớp.
VI. Vệ sinh trưa, ngủ trưa
- Rửa tay rửa mặt trước khi ăn và sau khi ăn.
- Trước khi ăn phải mời cô và các bạn cùng
ăn.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
- Vệ sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ
VII. Hoạt động chiều
* Ôn “ Quả”
- Cô và trẻ cùng hát “ quả”
- Cô cho xem tranh
các loại quả
- Cho trẻ đọc lại bài thơ “Quả”
- Cô quan sát, gợi ý, động viên trẻ nhắc lại
từ khó và sửa sai
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
VIII. Trả trẻ
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của các cháu
trong ngày.
- Cô cho trẻ vệ sinh, nhận xét cuối buổi học, tuyên
dương, cắm cờ, trả trẻ
IX. Đánh giá cuối ngày
* Nội
dung chưa thực hiện được hoặc phù hợp và lý do:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
* Những thay đổi cần thiết
.................................................................................................................
.................................................................................................................
*
Những trẻ có biểu hiện đặt biệt ( về sức
khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( phối hợp với gia
đình)
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Post a Comment