LQVT Phân biệt khối cầu khối trụ
LQVT Phân biệt khối cầu khối trụ Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành LQV...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/lqvt-phan-biet-khoi-cau-khoi-tru.html
LQVT
Phân biệt khối cầu khối trụ
Nội dung
|
Mục đích
yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến
hành
|
LQVT
Phân biệt khối cầu khối trụ.
|
* Kiến thức
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên
khối cầu, khối trụ.
- Trẻ phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối
cầu và khối trụ.
*Kỹ năng
- Trẻ nói được đặc điểm hình dạng của khối thông qua khảo sát.
- Rèn luyện các giác quan
và phát triển ngôn ngữ.
* Thái độ
- Trẻ yêu thích và hứng thú
tham gia các hoạt động.
|
*Đồ dùng của cô:
- Một số khối cầu, khối trụ.
*Đồ dùng của trẻ
- Đất nặn các màu, bảng con, chiếu…
- Mỗi trẻ một rổ đựng các khối.
|
1.Ổn định tổ chức:
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát
bài hát “Chị ong nâu”
+ Cô trò truyện với trẻ về
nội dung bài hát hướng trẻ tới nội dung bài học.
2.Nội dung
chính
* Nhận biết, gọi tên khối cầu khối trụ.
- Cô cho cả lớp quan sát
một chiếc hộp được trang trí đẹp, bên trong chiếc hộp đựng một số đồ dùng
(Lon bia, vỏ họp sữa, quả bóng…)
- Cô mời một số bạn lên sờ và đoán xem đó là
gì?
- Cô đàm thọa với trẻ về
một số đồ dùng đó.
+ Gọi tên đồ chơi, đồ dùng
này là gì? Đồ dùng đồ chơi này được làm từ chất liệu gì?
- Hướng dẫn trẻ nhận biết
khối cầu khối trụ.
+ Cô cho trẻ quan sát mô
hình khối trụ và hỏi?
+ Hình dạng khối này giống
với lọai đồ dùng đồ chơi nào?
+ Cô cho trẻ lên sờ và gọi
tên “Khối trụ”
+ Cô mời cả lớp đọc, tổ,
nhóm, cá nhân trẻ đọc.
- Tương tự cô cho trẻ sờ
tay vào khối cầu và gọi tên khối cầu.
- Cô cất tất cả các đồ dùng,
đồ chơi đó vào hộp sau đó gọi trẻ lên chọn: Chẳng hạn cô nói lấy cho cô đồ
dùng đồ chơi có dạng khối cầu, hoặc lấy cho cô đồ dùng đồ chơi có dạng khối
trụ, trẻ sẽ lên chọn theo yêu cầu của cô.
* Phân biệt khối cầu, khối trụ.
- Cô phát cho mỗi trẻ 2
khối cầu và khối trụ
+ Yêu cầu trẻ lăn cả hai
khối và cho nhận xét:
+ Khối cầu lăn được không?
Vì sao? (lăn được vì bề mặt tiếp xúc của khối cầu đều là đường cong)
+ Khối trụ lăn được không?
Vì sao? (lăn được vì đường bao quanh của khối trụ đều là đường cong)
- Cô giải thích thêm: Đường
bao quanh của khối cầu và khối trụ đều là đường cong không gấp khúc nên chúng
lăn được.
- Cô yêu cầu trẻ xếp chồng
từng loại khối lên nhau và hỏi?
+ Khối cầu chồng lên nhau
được không? Vì sao? (không đươc, vì các mặt tiếp xúc của khối cầu đều là
đường cong tròn)
+ Khối trụi chồng lên nhau
được không? Vì sao? (chồng lên được, vì hai đầu của khối trụ đều là mặt
phẳng)
*Trò chơi : Nặn đồ dùng gia đình:
+Cách
chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đất nặn, cô trò truyện với trẻ về tên gọi và
công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi. Cô phát đất nặn cho trẻ yêu cầu trẻ sử
dụng đất nặn để tạo ra một số đồ dùng đồ chơi. Sau khi trẻ thực hiện song cô
cho trẻ giưới thiệu về sản phẩm của mình và gọi tên dạng hình khối đó.
-
Cô cho trẻ thực hiện, kết thúc cô nhận xét khen ngợi động viên trẻ.
3)Kết thúc
-
Cô củng cố bài học
- Cô cho cả lớp hát bài “Đố
bạn” và về các góc chơi.
|
*Lưu ý:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment