Lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Thơ “ Hoa Sen”

GIÁO ÁN THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM Chủ đề: Thế giới thực vật Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Thơ “ Hoa Sen” Lứa tuổi:...

GIÁO ÁN THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM


Chủ đề: Thế giới thực vật
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Thơ “ Hoa Sen”
Lứa tuổi: 3 – 4 tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút


I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và biết được nội dung bài thơ
- Trẻ biết màu sắc và lợi ích của sen
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, đọc diễn cảm
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động.
-  Biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh, hoa, quả, không ngắt lá, bẻ cành, xả rác bừa bãi
- Trẻ biết khi đi đường thì đi bên phải, không chen lấn, xô đẩy nhau
II. Chuẩn bị
- Cô: máy tính, video cánh đồng sen, tranh hoa sen
- Trẻ: rổ chứa nhiều cánh hoa sen màu trắng và màu hồng được làm từ vỏ bắp, nhị sen, thân sen, mũ hoa sen trắng và hồng
- Lồng ghép chuyên đề:bảo vệ môi trường, an toàn giao thông

Tích hợp: âm nhạc
III. Tiến hành

Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1.     Ổn định
- Gió thổi! gió thổi
- Thổi các con lại gần bên cô
- Bóng tròn to, bóng tròn to, bóng bể “Bùm”
- Các con ơi! Các con có biết chúng ta đang học chủ đề gì không?
- Vậy thực vật bao gồm những gì vậy các con?

- Bạn nào có thể kể cho nghe cô một số hoa mà con biết?


- Vậy các con có biết hoa gì sống ở dưới nước hôn?
- Ở nhà các con có được ba mẹ dẫn ra xem hay tham quan cánh đồng sen chưa?
- Vậy thì hôm nay cô sẽ dẫn lớp mình đến tham quan cánh đồng sen ở Tháp Mười nha các con?( dẫn trẻ đi và hát “ Lý cây xanh”, trước khi đi giáo dục trẻ khi đi phải đi bên phải, không được chen lấn, đùa giỡn)
- Cho trẻ xem video
- Các con ơi cô vừa dẫn các con đi đâu?
- Các con thấy cánh đồng sen như thế nào?
- Vậy các con có biết sen sống ở đâu?
- Lợi ích của sen là gì?
- Giáo dục: Hoa sen sống ở dưới nước, đầm lầy, người ta dùng sen dể trang trí cho đẹp, dùng để ăn và làm thuốc. Xung quanh chúng ta có rất nhiều hoa, củ, quả, cây xanh giúp cho con người chúng ta ngoài dùng để ăn, trang trí và làm thuốc ra, nó còn tạo bầu không khí trong lành, thoáng mát, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp nữa đó các con. Vì vậy các con không được ngắt lá, hái hoa, bẻ cành, không được xả rác bừa bãi.
- Nhìn thấy cánh đồng sen cô có liên tưởng đến một bài thơ nói về hoa sen rất là hay, bài thơ của cô có tên là “ Hoa sen” của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn”. Hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình nha?
2. Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm lần 1: kết hợp động tác
- Tóm nội dung: Bài thơ nói về hoa sen, mùa đông sen không nở, mùa hè sen nở, khi sen nở thì sẽ có mùi thơm và nhìn rất đẹp. Hoa sen được trồng nhiều ở Tháp Mười nên hoa sen được xem là đặc trưng của Đông Tháp Mười ta đó các con.
- Các con ơi! Hoa sen rất thơm và rất đẹp với nhiều công dụng: ăn, làm thuốc và trang trí. Vì vậy khi gặp hoa thì chúng ta không được ngắt hoa, ngắt lá nha các con?
- Bây giờ cũng đã trễ rồi, cô và các con cùng đi về lớp mình nha?
- Các con thấy cô đọc thơ có hay hôn?
- Các con có muốn cô đọc lại lần nữa cho lớp mình nghe không?
- Muốn đọc thơ hay thì các con đọc giọng vừa phải, không to cũng không nhỏ, đọc chậm, rõ lời
- Cô đọc lần 2: Kết hợp xem tranh
- Mời đọc cả lớp, nhóm, cá nhân ( chú ý sửa sai)
- Cô và trẻ đọc từ khó, giải thích từ khó
+ Sen ngủ say có nghĩa là gì? (sen chưa nở)
+ Sen thức dậy: (sen nở)
+ Cánh áo lụa màu: (cánh hoa sen mềm mịn và đẹp như áo lụa)
- Cho trẻ đọc theo tín hiệu
Đặt câu hỏi đàm thoại:
- Cô vừa dạy các con bài thơ gì?
-  Bài thơ của tác giả nào?
- Vậy hoa sen sống ở đâu?
- Sen nở vào mùa nào và không nở vào mùa nào?

-   Sen có lợi ích gì?
-   Vậy ở nhà ba mẹ có nấu cho các con ăn những món ăn được làm từ sen hôn?
-   Sen có nhiều nhất ở đâu?
-   Vậy sen có màu gì? Có mùi thơm hôn?
-   Muốn có hoa đẹp thì chúng ta phải làm gì?
Giáo dục: Muốn có hoa đẹp thì chúng ta phải trồng, tưới nước thường xuyên, khi đi đường gặp hoa thì không được hái.
3. Trò chơi “ Bé khéo tay”
- Cách chơi: Các con hãy chia lớp mình ra làm 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ có mũ hoa sen trắng, hồng khác nhau. Cô đã chuẩn bị rất nhiều cánh sen, nhị sen và thân sen,Các con sẽ kết lại thành hoa sen, khi kết xong các con phải lên cắm vào bình hoa của nhóm để tặng cho cô nha các con? Đội nào hoàn thành sản phẩm đẹp, nhanh và nhiều sẽ có quà.  Khi kết hoa các con nhớ không được tranh giành, phải để rác vào sọt rác, không được xả rác bừa bãi.  
- Luật chơi: Thời gian bắt đầu khi cô mở nhạc, khi nào cô tắt nhạc thì trò chơi kết thúc.
- Cho trẻ đem hoa cắm vào bình
- Cô nhận xét, tuyên dương
- Hát “ Màu hoa”


- Thổi gì? Thổi gì?
- Trẻ lại gần cô
- Trẻ ngồi vòng tròn
- Chủ đề thực vật

- Hoa, củ, quả, rau, cây xanh,…
-Hoa cúc, hướng dương, hồng,…


- Dạ hoa sen

- Dạ chưa

-   Dạ





- Tham quan cánh đồng sen
- Dạ đẹp
- Sống dưới nước,đầm lầy,
- Trang trí, ăn và làm thuốc










- Dạ!




- Trẻ nghe







- Dạ



- Dạ

- Dạ hay
Dạ muốn





- Trẻ đọc


+ Sen chưa nở
+ Sen nở
+ Cánh hoa sen mềm mịn và đẹp như áo lụa)
 - Trẻ đọc

- Hoa sen
- Nguyễn Hoàng Sơn
- Dưới nước, đầm lầy
- Nở vào mùa hè, không nở vào mùa đông

- Ăn, làm thuốc và trang trí
- Ngó sen xào, nấu canh, làm gỏi,…
- Đồng Tháp Mười
- Hồng, trắng, có mùi thơm
- Trồng, chăm sóc




- Trẻ chơi


Trò chơi ngoài trời: MÈO BẮT CHUỘT

I. Mục đích
1. Kiến thức
- Biết tham gia chơi cùng bạn
2. Kỹ năng
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo và kỹ năng ghi nhớ có chủ định của trẻ
3. Thái độ
- Thích thú tham gia chơi cùng bạn, không tranh giành
II. Chuẩn bị
- Trẻ 10 – 15 trẻ
- Mũ chuột, mũ mèo
- Nhạc “Ồ sao bé không lắc”
- Diện tích chơi rộng, bằng phẳng, sạch sẽ
- Lồng ghép: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1.     Ổn định
-   “ Tích tắc, tích tắc” đã đến giờ gì?
-   Các con nhìn xem bầu trời hôm nay như thế nào?
-   Vậy thì cô cùng các con ra ngoài trời chơi nha?
-   Cô đố các con chúng ta đang học chủ đề gì?
-   Bậy giờ lớp mình cùng hát bài “ màu hoa”  nha các con?
-   Lớp mình vừa hát bài hát có tên là gì?
-   Trong bài hát có nhắc đến những màu gì?
-   Cô giáo đưa các bạn nhỏ đi đâu?
-   Hôm nay các con rất là ngoan, cô sẽ  thưởng cho các con chơi trò chơi. Nhưng trước khi chơi lớp mình hãy cho cô biết thường ngày cô đã cho các con chơi ngoài trời với những trò chơi gì?
-   Hôm nay cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi mới đó là “ Mèo đuổi chuột” nhưng trước khi chơi chúng ta cùng khởi động cho khỏe giống như Bác Hồ chúng ta ngày xưa nha các con?
-   Cho trẻ khởi động: đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi và khởi động bài “ Ồ sao bé không lắc”
2.     Cách chơi và luật chơi
v Cách chơi
-   Hai trẻ đóng làm Mèo và Chuột đứng vào giữa vòng tròn. Những trẻ còn lại nắm tay nhau, giơ lên cao thành một vòng tròn để tạo lối cho Mèo và Chuột chạy qua. Khi cô nói Mèo bắt đầu đuổi Chuột thì Chuột chạy và Mèo đuổi theo. Chuột sẽ chạy vào vòng tròn rồi lại chạy ra ngoài qua 2 đứa trẻ. Chuột chạy lối nào thì Mèo chạy theo lối đó. Khi chạy Chuột kêu chít chít và Mèo kêu meo meo. Những trẻ đứng thành vòng tròn thì cùng đọc bài đồng dao:
Chuột nhắt chít chít
Mèo con meo meo
Chuột nhắt cuống quít
Chẳng chạy được đâu
Mèo con nhanh chân
Tóm ngay chuột nhắt
Chít chít chít chit
-   Khi Mèo bắt được Chuột thì sẽ mời 2 bạn khác ra đóng vai Mèo và Chuột
v Luật chơi
- Chuột chạy lối nào thì Mèo chạy lối đó. Khi nào Mèo bắt được Chuột là Mèo thắng cuộc
v Cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
 - Cô quan sát, cổ vũ, động viên giúp đỡ trẻ khi cần thiết
- Cô nhận xét, tuyên dương
3. Kết thúc
- Cho trẻ vào lớp đi vệ sinh cá nhân

-   Hoạt động ngoài trời
-   Dạ đẹp

-   Dạ

-   Thực vật
-      Trẻ hát

-      Màu hoa

-   Màu tím, đỏ, vàng

-   Ra thăm vườn hoa
-    Dạ lăn bóng, chuyền bóng, nhặt lá xếp hình,…









-      Trẻ khởi động


-         Trẻ nghe








. IV. Luật chơi
V. Trẻ chơi


GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI


                            Trò chơi : Ai nhanh hơn và Xâu hạt

I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết chạy theo đường dích dắc
- Biết cách lăn bong và lăn theo đường dích dắc
- Biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt
- Biết dùng tay phải cằm dây xâu, tay trái cằm hột hạt để xâu
- Biết xâu những hột hạt đơn giản
2. Kỹ năng
- Lăn bóng bằng các ngón tay
- Rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia hoạt động
- Giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục rèn luyện thân thể để cơ thể luôn khỏe mạnh
II. Chuẩn bị
- Cô: máy tính, nhạc, trống lắc, hộp quà, hột hạt, dây xâu
- Trẻ: bóng chứa hột hạt, trụ tam giác, rổ chứa hột hạt, dây xâu, thảm ngồi
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định
- Tích tắc, tích tắc! đã đến giờ gì rôi?
- Các con nhìn xem bầu trời hôm nay như thế nào?
- Vậy thì lớp mình cùng ra sân đi nào?
- Cả lớp hát “ Bóng tròn”
- Các con vừa hát bài gì?
- Các con nhìn xem đây là gì?
- Vậy quả bóng có dạng hình gì?
- Vậy quả bóng có lăn được không?
- Vói quả bóng này các con sẽ chơi được những gì?
- Hôm nay các con rất là ngoan, cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi. Nhưng trước khi chơi các con hãy khởi động cùng cô đi nào?( các kiểu đi và kết hợp bài “Ồ sao bé không lắc”)
- Bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
2. Cách chơi và luật chơi
v Cách chơi
- Cô sẽ chia lớp mình ra làm 2 đội, xếp thành hàng dọc và đứng sau vạch kẻ mứt, phía trước là 5 trụ hình tam giác và rổ chứa nhiều quả bóng có chứa hột hạt. Khi nghe hiệu lệnh trò chơi bắt đầu và nhạc vang lên thì bạn đứng đầu hàng sẽ chạy lên theo đường dích dắc, lấy 1 quả bóng có trong rỗ và dùng các ngón tay lăn nó về theo đường dích dắc và để vào rổ ở đội của mình, tương tự bạn kế tiếp sẽ chạy lên thực hiện, cứ lần lượt như thế cho đến khi nghe hiệu lệnh kết thúc và nhạc dừng lại thì trò chơi kết thúc
v Luật chơi
Đội nào lăn bóng không rời tay, không giơ lên khỏi mặt đất, lăn theo đường dích dắc được nhiều bóng và hột hạt sẽ là đội chiến thắng. Đội thắng cuộc sẽ có quà
Cho trẻ chơi
Cô quan sát, góp ý, động viên trẻ
Cô nhận xét, tuyên dương
Cho trẻ thả lỏng và chơi trò chơi uống nước cam
Trò chơi 2 “ Xâu hạt”
Với những hột hạt này các con sẽ làm gì?
Bây giờ cô sẽ cho lớp mình xâu hột hạt nha? Nhưng trước khi xâu lớp mình chơi trò chơi “ngón tay nhút nhít và cua bò” nha?
- Muốn xâu hột hạt thì các con lắng nghe cô nói cách chơi và luật chơi nha?
v Cách chơi
- Cô sẽ chia lớp mình làm 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ ngồi vào thảm mà cô đã chuẩn bị sẵn, cô sẽ phát cho mỗi bạn một rỗ hột hạt và dây xâu. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu và nhạc vang lên, thì các con bắt đầu xâu hạt, tay phải cằm dây xâu, tay trái cằm hột hạt để xâu, cô sẽ luồn dây qua lỗ nhỏ của hột hạt. Khi nhạc dừng lại thì trò chơi kết thúc.
v Luật chơi
- Xâu lần lượt từng hạt. Bạn nào xâu được nhiều hột hạt nhất sẽ được cô thưởng
- Cô quan sát, hướng dẫn, động viên kịp thời
- Cô nhạn xét, tuyên dương
3. Kết thúc
- Cho trẻ đi uống nước và đi vệ sinh

- Dạ! hoạt động ngoài trời
- Dạ đẹp

- Dạ
- Trẻ hát
- Dạ bóng tròn
- Dạ quả bóng
- Dạ hình tròn
- Dạ được
- Dạ đá, lăn, ném, chuyền

- Trẻ khởi động







- Trẻ lắng nghe


















- Trẻ chơi






- Dạ xâu vòng để đeo


- Dạ

- Dạ

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-be 2252102994879757436

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item