Giáo án LQVH: Thơ “Mùa xuân"
Giáo án LQVH: Thơ “Mùa xuân" I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên tác giả, tên bài thơ "Mùa xuân" - Trẻ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-lqvh-tho-mua-xuan.html?m=0
Giáo án LQVH: Thơ “Mùa xuân"
I.
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên tác giả, tên bài thơ "Mùa
xuân"
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ,
- Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ.
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ
đẹp của mùa xuân.
2.
Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng (nghe, quan
sát, thực hành) giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc về MX
3.
Giáo dục:
- Giáo dục trẻ
yêu thích thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh thơ chữ to.
- Cô phụ đóng vai cô tiên mùa xuân
III. TIẾN HÀNH
*
Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài thơ
- Các con ơi! Mùa đông đã qua và mùa
xuân đang tới. Các con hãy nhìn ra ngoài hướng về hàng cây trong sân trường
mình xem. Các cây cối đang trút bỏ những chiếc lá già và vàng cuối cùng để đón
những chiếc lá non xanh tươi đang nảy chồi.
- Để chung vui cùng mùa xuân cô và các
con hãy hát bài: “Mùa xuân đến rồi” nhé!
- À! Buổi sáng của bài hát “ Mùa xuân đến
rồi” có nắng lên, có bướm xinh đùa trên cánh hoa hồng và có những tiếng hát reo
mừng của các bạn.
- Và cô cũng biết một bài thơ nói về mùa
xuân đến như thế nào đấy, các con có biết bài đó có tên là gì không?
- Đó là bài thơ “ Mùa xuân” của tác giả
Lương Khâu Luông.
- Các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ
này nhé!
*
Hoạt động 1: Cô đọc thơ, trích dẫn đàm thoại.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì
nhỉ?
- Tác giả là ai?
- Trong bài thơ mùa xuân đã gọi những
gì?
( Cô có thể đọc lại một lần để trẻ nhớ)
- Mùa xuân đã gọi con sáo đi đâu?
- Gọi con én?
( Cô giải thích thêm: Mùa xuân gọi con
én bay sang còn có nghĩa là bay về. Vì mùa đông lạnh nên các con én bay đi trú
rét, mùa xuân ấm áp đến các con én rủ nhau bay về để cùng đón mùa xuân)
- Tác giả Dương Khâu Luông đã gọi mấy lần
trong bài thơ Mùa xuân ( cô đọc lại và chậm cho trẻ đếm)
*
Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ:
+ Cho cả lớp đứng dậy đọc cùng cô 1- 2 lần.
+ Mời bạn nữ, bạn nam, tổ, nhóm, cá
nhân...
- Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh
của cô.
- Cho trẻ đọc thơ theo tranh tự chọn.
- Cho trẻ đọc thơ qua tranh chữ to cùng
cô.
*
Hoạt động 3: Trò chơi vận động và kết thúc.
-
Trò chơi: “Tặng hoa cho cây”.
-
Cô phổ biến luật chơi: Trò chơi kết hợp với bài hát “ Mùa xuân ơi” lần lượt từng
trẻ trong đội nhảy qua chướng ngại vật mang hoa lên treo vào cây. Khi bài hát kế
thúc cũng là lúc trò chơi kết thúc, đội nào tặng cho cây nhiều hoa nhất đội đó
sẽ là đội chiến thắng.
-
Cô cho trẻ chơi.
-
Hết giờ cô cho trẻ đếm số hoa trên cây.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
*
Kết thúc: Trẻ vui hát “Bé chúc xuân” và ra sân chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: “ Dạo chơi sân trường”
TCVĐ: “Trời nắng trời mưa”
CTD: “Xích đu, cầu trượt”
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a.
HĐCCĐ: “Dạo chơi”
- Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi,
hít thở không khí trong lành
- Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ
không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo
vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp...
b. TCVĐ:
“Lộn cầu vồng”
- Cô nhắc lại cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
c. Chơi
tự do: Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chơi tổng hợp ở các góc
1. Sinh hoạt văn nghệ
- Cô làm người dẫn chương
trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.
- Trẻ hát, múa bài “Mùa xuân ơi”, “Bé chúc xuân”, “Em thêm 1 tuổi”...
- Đọc thơ diễn cảm “Mùa xuân”
- Trẻ thực hiện, cô động viên
khuyến khích trẻ.
-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp
học.
2. Lao động tập thể
- Sắp xếp đồ chơi ở góc phân
vai
- Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ
chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp
3. Nêu gương cuối tuần.
- Cho trẻ nhận xét bạn trong
tuần ngoan chưa ngoan.
- Cô nhận xét và tuyên dương
trẻ.
- Cô nhận xét.
- Phát phiếu ngoan cho trẻ.