Giáo án LQVH: Thơ “Cáo, Thỏ và Gà trống”
Giáo án LQVH: Thơ “Cáo, Thỏ và Gà trống” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung truyện nắm được trình tự câu tr...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-lqvh-tho-cao-tho-va-ga-trong.html?m=0
Giáo án LQVH: Thơ “Cáo, Thỏ và Gà trống”
I. KẾT QUẢ
MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
-
Trẻ hiểu nội dung truyện nắm được trình tự câu truyện ,biết các nhân vật
trong truyện. Hiểu được tính cách
các nhân vật trong truyện. Biết sử dụng ngôn ngữ của mình để nhắc lại lời của
nhân vật.
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi theo trình tự
của chuyện ,biết chó và gấu là con vật nhút nhát còn gà trống là con vật dũng
cảm nhưng tất cả đều biết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
- Hình thành thái độ tích cực đòan kết và giúp
đỡ bạn bè khi gặp khó khăn
- Củng cố kiến
thức về một số loại vật.
2. Kỹ năng:
-
Luyện kỹ năng phát triển ngôn ngữ.
Rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi của cô
rõ ràng , mạch lạc, rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Thông qua truyện giáo dục trẻ tính dũng cảm, tự tin,biết giúp đỡ và
bảo vệ mọi người xung quanh,nhường nhịn em nhỏ.
- Biết bảo vệ động vật sống trong
rừng.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết học
III. CÁCH TIẾN
HÀNH
*
Hoạt động 1: Ổn định , gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài hát “Trời
nắng, trời mưa”
- Trẻ đoán câu đố: “Con gì
có mắt màu hồng
Bộ lông màu trắng như bông nõn nà
Đôi tai dài rộng vểnh ra
Đuôi ngắn, nổi tiếng con nhà chạy nhanh?”
- Câu đố của cô nói về con gì?
Bộ lông màu trắng như bông nõn nà
Đôi tai dài rộng vểnh ra
Đuôi ngắn, nổi tiếng con nhà chạy nhanh?”
- Câu đố của cô nói về con gì?
- Cô cũng biết một câu chuyện nói về chú thỏ bị một con cáo gian ác cướp mất nhà của mình. Liệu có ai có thể giúp đỡ chú lấy lại ngôi nhà của mình không? Muốn biết ai đã giúp đỡ chú lấy lại ngôi nhà của mình từ tay cáo. Chúng mình hãy chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện “Cáo, thỏ và gà trống” nhé!
* Hoạt động 2
: Kể chuyện diễn cảm
- Cô
kể lần 1 (Không tranh), hỏi trẻ:
- Cô vừa kể
cho các con nghe chuyện gì?
* Giảng nội dung : Câu chuyện kể về bạn thỏ có ngôi nhà bằng gỗ, còn
cáo có ngôi nhà bằng băng, mùa xuân đến nhà cáo tan ra thành nước Cáo xin sang
nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Bác Gấu và Chó đã giúp Thỏ đuổi
Cáo đi nhưng không đuổi được do nhút nhát. Và cuối cùng Nhờ vào lòng dũng cảm
của Anh Gà trống đã duổi được cáo đi đấy.
- Các con có biết nhà Cáo
làm bằng băng là như thế nào không?
- Đó là khi mùa đông đến
nhiệt độ xuống thấp dưới một độ c, nước mưa rơi xuống gặp không khí lạnh liền
đóng băng lại và người ta gọi là băng tuyết đấy.
* Hoạt động 3: Kể chuyện trên
máy tính
- Để hiểu rõ về câu chuyện, cô sẽ kể cho
chúng mình nghe lại câu chuyện “ Cáo ,
Thỏ và Gà trống” một lần nữa nhé!
- Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào? (Gà trống, Thỏ, Chó, Gấu và Cáo)
- Chúng mình cùng đếm xem có mấy nhân vật nào?
- Nhà của Cáo làm
bằng gì ? (Làm bằng băng)
- Bạn nào giỏi nói
về nhà của thỏ nào? (Nhà
của thỏ làm bằng gỗ)
- Mùa xuân đến
điều gì đã xảy ra ? (nhà Cáo tan
ra thành nước)
- Cáo sang nhà thỏ ở nhờ và đã làm gì? (Cáo đuổi Thỏ ra
khỏi nhà)
- Thỏ vừa đi vừa khóc và những ai đã giúp đỡ thỏ? (Gấu,
Chó, Gà trống)
- Ai đã đuổi được Cáo ra khỏi nhà Thỏ? (Gà trống)
- Vì sao Gà trống đuổi được Cáo ra khỏi nhà Thỏ?(
Vì Gà trống Thông minh, dũng cảm...)
- Tại sao Gấu và Chó không đuổi được cáo đi? (Vì Gấu và chó nhút nhát)
=> Bạn Chó và bác Gấu tuy tốt bụng nhưng còn nhút nhát
nên chưa đuổi được Cáo. Còn bạn Gà trống chẳng những tốt bụng mà còn rất dũng
cảm nên đã đuổi được Cáo và lấy lại nhà cho Thỏ.
- Các con cũng vậy, bạn bè là phải biết yêu thương giúp
đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi và không đánh bạn. Có
như thế thì bạn mới yêu thương mình.
-
Bây giờ lớp mình cùng nhắc lại lời của gà Trống khi đuổi Cáo ra khỏi nhà Thỏ
nhé.
Lặp
lại 1 - 2 lần từ giọng nhỏ rồi to dần:
“Cúc cù cu cu
Ta vác hái trên vai
Đi tìm Cáo gian ác
Cáo ở đâu ra ngay.
*
Hoạt động 4: Cho trẻ kể chuyện qua máy tính (Cô làm người dẫn truyện)
* Hoạt động 5: Trò chơi: “Chuyển thức ăn cho các con vật”.
*Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội, nhiệm vụ của 2 đội là bật qua 3
chướng ngại vật lên lấy thức ăn cho con vật của đội mình, đội Gà trống sẽ lấy
thóc, đội Thỏ Nâu sẽ lấy củ cà rốt .
Luật chơi : Mỗi lần mỗi người chỉ được
lấy 1 củ cà rốt hoặc 1 gói thóc. Nếu ai lấy nhầm không được tính, trong thời
gian 3 phút đội nào lấy được nhiều là thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi
2 – 3 lần
* Kết thúc :
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: “ Dạo
chơi sân trường”
TCVĐ: “Trời nắng trời mưa”
CTD: “Xích
đu, cầu trượt”
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a. HĐCCĐ: “Dạo chơi”
-
Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi, hít thở không khí trong lành
-
Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây
cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp...
b. TCVĐ: “ Mèo đuổi chuột”
-
Cô nhắc lại cách chơi
-
Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
c. Chơi tự do:
Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chơi tổng hợp ở các góc
1.
Sinh hoạt văn nghệ
- Cô làm người dẫn chương trình lần lượt
giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.
- Trẻ hát, múa bài “Gà trống, mèo con và cún con”, “Thương con mèo”, “Con gà trống”...
- Kể chuyện diễn cảm “Cáo thỏ và gà trống”
- Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến
khích trẻ.
-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.
2. Lao động tập thể
- Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai
- Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào
góc gọn gàng, sạch đẹp
3.
Nêu gương cuối tuần.
- Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan
chưa ngoan.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Cô nhận xét.
-
Phát phiếu ngoan cho trẻ