Giáo án LQVH: Thơ “Các cô thợ”
Giáo án LQVH: Thơ “Các cô thợ” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức : - Trẻ nhớ tên bài thơ “Các cô thợ”, nhớ tên tác giả Thị Ngọc - ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-lqvh-tho-cac-co-tho.html?m=0
Giáo án LQVH: Thơ “Các cô
thợ”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài
thơ “Các cô thợ”, nhớ tên tác giả Thị Ngọc
- Hiểu nội dung bài thơ
- Cảm nhận nhịp điệu
vui vẻ của bài thơ
2. Kỹ năng :
- Trẻ trả lời được
các câu hỏi của cô
- Đọc thuộc thơ diễn cảm, không ngọng
- Biết nhấn mạnh ,
thễ hiện động tác minh họa, phát triển ngôn ngữ.
3. Giáo dục:
- Tôn trọng các nghề
trong xã hội , yêu quý gia đình
- Trẻ hứng thú đọc
thơ, ngoan, chăm học
- Biết giữ gìn
trường lớp, nhà ở sạch sẽ, biết kính trọng, lễ phép với các cô thợ dệt, thợ
may.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ minh hoạ nội dung bài thơ
- Que chỉ
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô gọi trẻ lại và
hát “Cháu yêu cô thợ dệt”
- Cô đàm thoại với
trẻ về bài hát:
- Các con vừa hát
bài gì?Bài hát có nhắc đến ai?
- Đố các con biết ai
đã dệt vải cho chúng mình may quần áo?
* Giáo dục trẻ biết yêu quý các cô thợ dệt và
giữ gìn quần áo sạch sẽ.
* Hoạt động 2: Dạy bài thơ “Các cô thợ”
- Cô cũng biết 1 có
một bài thơ cũng nói đến các cô thợ dệt, thợ may đấy, các con hãy lắng nghe cô
đọc bài thơ “Các cô thợ” nhé!
- Cô đọc thơ lần 1, không tranh
- Cô đọc thơ lần 2, có tranh minh họa
- Bài thơ nói về cô thợ may, cô thợ dệt và thể
hiện tình cảm và lòng biết ơn của 1 em bé đối với các cô thợ.
+ Đàm thoại:
- Bài thơ cô đọc có
tên là gì?
- Tác giả bài thơ là
ai?
- Trong bài thơ, tác
giả đã nhắc đến những nghề nào?
- Nghề thợ dệt làm
công việc gì?
- Nghề thợ may tạo
ra sản phẩm gì?
- Mẹ của em bé đã
bảo em bé điều gì?
- Câu thơ mào nói
lên điều đó?
- Để tỏ lòng biết ơn
các cô thợ các con phải làm gì?
- để dệt vải và may
quần áo cho chúng ta mặc, các cô thợ đã rất vất vã, vì vậy các con phải biết
yêu quý các cô thợ và biết giữ gìn những sản phẩm mà các cô thợ đã làm ra nhé!
+ Trẻ đọc thơ:
- Cô mời cả lớp cùng
đọc bài thơ này thật hay nhé
- Cô mời các bạn nam
đọc cho cô nghe nào(cô sửa sai)
- Cô mời các bạn nữ nào(cô sửa sai)
- Cô tuyên dương
- Bây giờ bạn nào
giỏi lên đọc bài thơ cho cả lớp nghe nào
- Cả lớp cùng đọc
bài thơ này một lần nữa thật to và hay nhé
- Cô tuyên dương
* Hoạt động 3: “Tô màu quần áo”
- Hôm nay cô thấy
các con học rât là giỏi, đọc bài thơ rất hay, vậy bây giờ các con có muốn trở
thành những cô thợ tạo ra những chiếc quần chiếc áo thật đẹp ko?
Vậy bây giờ cả lớp chúng ta sẽ làm những cô
thợ may để tạo ra những sane phẩm thật đẹp nhé!thật đẹp nhé
- Cô giải thích:cô
sẽ phát cho mỗi tổ 1 tờ giấy, trong thời gian 1 bài nhạc, các con hãy tô màu về
những bộ quần áo mà cô đã vẽ nhé! Bạn nào tô màu nhanh và đẹp sẽ được khen
thưởng, các con đã hiểu chưa nào?
- Cô mở nhạc, trẻ
bắt đầu vẽ
* Kết thúc: Cô nhận xét, kết thúc tiết học
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Kể về 1 số nghề dịch vụ
TCVĐ: “Dệt vải”
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a. HĐCCĐ: “Kể về một số nghề dịch vụ”
-
Cô dẫn trẻ ra sân
-
Cho trẻ ngồi thành vòng tròn
-Cho
trẻ đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
-
Trò chuyện về nội dung bài thơ
-
Cho trẻ kể về 1 số nghề dịch vụ mà trẻ biết.
-
Cô đưa tranh (Người bán hàng, cô thợ may, thợ dệt, thợ làm đầu...) ra cho trẻ
quan sát
-
Cho trẻ gọi tên từng nghề của từng bức tranh
-
Giáo dục trẻ phải biết yêu quý, trân trọng các nghề trong xã hội.
b. TCVĐ: “ Dệt vải”
-
Cô nhắc lại cách chơi
-
Tập hợp các em thành 2 – 4 hàng dọc, cho 2 hàng một đứng quay mặt vào nhau, khi
có lệnh của giáo viên, hai em đứng đối diện với nhau dơ hai tay lên ngang tầm
ngực để lòng bàn tay úp vào nhau, đẩy từng tay một, một tay co, 1 tay duỗi theo
nhịp kéo cưa lừa xẻ, vừa đẩy vừa đọc lời ca bài đồng giao “Dệt vải”
-
Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
c. Chơi tự do:
Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chơi tổng hợp ở các góc
1. Sinh hoạt văn nghệ
- Cô làm người dẫn chương trình lần
lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.
- Trẻ hát, múa bài “Cháu yêu cô thợ dệt”, “Hạt gạo làng ta”
- Đọc thơ diễn cảm “Bé làm bao nhiêu nghề”, “Các cô thợ”
- Trẻ thực hiện, cô động viên
khuyến khích trẻ.
-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.
2. Lao động tập thể
- Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai
- Cô hướng dẫn tréawps xếp đồ chơi
vào góc gọn gàng, sạch đẹp
3. Nêu gương cuối tuần.
- Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần
ngoan chưa ngoan.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Cô nhận xét.
-
Phát phiếu ngoan cho trẻ.
Đánh giá cuối ngày
............................................................................................................................................................................................................................................................