Giáo án Thơ: “Em cũng là cô giáo”
Giáo án Thơ: “Em cũng là cô giáo” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: -Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung của bài thơ v...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an--tho-em-cung-la-co-giao.html
Giáo án Thơ: “Em cũng là cô giáo”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung của bài thơ và đọc diễn
cảm bài thơ “Em cũng là cô giáo”.
2. Kỷ năng:
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi và
kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ.
3. Giáo dục:
- Trẻ yêu thích môn học, qua bài thơ trẻ biết thể hiện hiện tình cảm của
mình với cô giáo, cô cấp dưỡng trong trường Mầm non.
II. CHUẨN BỊ
-
Tranh vẽ minh hoạ nội dung bài thơ “Em
cũng là cô giáo”, hệ thống câu hỏi theo nội dung bài thơ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn
định, gây hứng thú
- Trò chuyện với trẻ về những công việc của cô giáo ở trường Mầm non.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo, chăm ngoan học giỏi.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ “Em cũng là cô giáo”.
a. Đọc mẫu: - Cô đọc lần 1: Giới thiệu cho trẻ biết
tên bài thơ, tên tác giả, giảng nội dung của bài thơ “ND: Nói về tình cảm và
niềm vui của cô cấp dưỡng khi được chăm sóc các cháu qua từng bữa ăn hàng ngày”
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh
minh hoạ.
* Trích dẫn: - Đoạn 1: Tám câu thơ đầu nói lên những tình cảm
của cô cấp dưỡng dành cho các cháu học sinh qua từng bữa ăn - Nhìn các cháu ăn
vui vẻ, ngon miệng cô cũng thấy rất vui và trong lòng trào dâng tình cảm dành
cho các cháu.
- Đoạn 2: Đoạn còn lại nói lên niềm vui và niềm tự hào của cô khi được
chăm sóc các cháu, dù không đứng trên bục giảng nhưng vẫn được các cháu gọi là
cô giáo, điều đó thật ý nghĩa với cô.
b. Đàm thoại: + Cô vừa đọc cho
các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
+ Cô giáo đã dành tình cảm như thế nào với các cháu?
+ Những câu thơ nào nói lên điều đó?
+ Khi được phục vụ, chăm sóc cho các cháu từng bữa ăn như
vậy thì thái độ của cô như thế nào?
+ Câu thơ nào thể hiện lên điều đó?
+ Để chào mừng ngày 20/11 ngày của các cô giáo thì con phải làm gì?
- Giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với cô giáo.
c. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài
thơ:
- Tổ chức cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân (Cô chú ý lắng nghe và
sửa sai cho trẻ)
* Hoạt động 3: + Trò chơi: “Trồng nụ, trồng hoa”
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét quá trình chơi của trẻ.
* Kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương và kết thúc tiết học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: “ Dạo
chơi sân trường”
TCVĐ: “Rồng rắn lên mây”
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a. HĐCCĐ: “Dạo chơi”
-
Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi, hít thở không khí trong lành
-
Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây
cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp...
b. TCVĐ: “ Rồng rắn lên mây”
-
Cô nhắc lại cách chơi
-
Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
c. Chơi tự do:
Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Lao động tập thể, vệ sinh lớp học, nêu gương, trả
trẻ.
* Sinh hoạt văn nghệ
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ mạnh dạn tự tin lên biểu diễn
các tiết mục văn nghệ
- Giáo dục trẻ biết cố gắng phấn
đấu trong tuần tới.
2. Chuẩn bị
- Các
tiết mục văn nghệ
3. Tổ chức thực hiện
- Cô làm người dẫn chương trình lần
lượt giới thiệu
các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên
biểu diển.
-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.
2. Nêu gương cuối tuần.
2.1 Mục đích yêu cầu:
-
Trẻ biết bạn nào ngoan chưa ngoan.
-
Biết cố gắng
Đánh
giá cuối ngày
............................................................................................................................