ĐỀ TÀI: XÉ DÁN CÂY XANH
TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: XÉ DÁN CÂY XANH (MẪU) UDCNTT I./MỤC ĐÍCH : -Trẻ biết được một số loạ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/de-tai-xe-dan-cay-xanh.html
TẠO
HÌNH
ĐỀ
TÀI: XÉ
DÁN CÂY XANH (MẪU)
UDCNTT
I./MỤC ĐÍCH :
-Trẻ biết được một số loại cây xanh,
biết 1 số bộ phận của cây: rễ, thân, cành, tán lá…
-Trẻ biết sử dụng kỹ năng xé nhích
dần từng nhát 1, xé cong, xé xiên…, kỹ năng dán vào mặt trái của hình
-Giáo dục trẻ yêu quý các loại cây
xanh mong muốn được chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Sử dụng năng lượng tiết kiệm. Biết bỏ rác vào
nơi quy định, bảo vệ môi trường sống
xung quanh.Biết ơn người trồng cây.
-PP hình ảnh một số loại cây xanh .
-Tranh mẫu của cô .
-Giấy màu, Giấy a4, bìa lót. Keo.
Khăn lau tay.
- Giá treo sản phẩm.
- Máy cassette, băng nhạc.
III./TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
*Hoạt động 1: Trò chuyện về 1số loại cây xanh.(UDCNTT- Cho trẻ xem trình
chiếu PP 1 số loại cây xanh )
-Cô gợi hỏi trẻ kể tên một số loại cây xanh mà trẻ biết.
-Cô cho trẻ xem trình chiếu
PP 1 số loại cây xanh và gợi hỏi trẻ các bộ phận của cây.
-Để cây có thể sinh trưởng và phát triển thì cần có những điều kiện nào?
-Giáo dục trẻ yêu quý các loại cây xanh
mong muốn được chăm sóc và bảo vệ cây xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm trong
quá trình trồng và chăm sóc cây.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ kỹ năng xé dán.
- Cho trẻ xem tranh xé dán cây xanh
và gợi hỏi trẻ:
+Tranh có gì? Cây trong tranh có
những bộ phận nào?
+ Thân cây có màu gì? Tán lá có màu gì? Quả có
màu gì?
+ Để có được bức tranh này cô sử dụng
kỹ năng gì để xé?
+ Để xé thân cây cô dùng kỹ năng gì?
+ Để xé tán cây cô dùng kỹ năng gì?
+ Để xé quả cô dùng kỹ năng gì?
+ Cô dùng kỹ năng gì để dán vào giấy.
Bố cục bức tranh như thế nào?
- Cô hướng dẫn trẻ xé dán:
+Cô sử dụng giấy màu nâu để làm thân
cây. Cô sử dụng kỹ năng xé nhích dần và xé xiên, dùng hai ngón tay cái và ngón
trỏ của hai bàn tay cầm tờ giấy và cô xé nhích dần và xé xiên để làm thân cây.
+Cô sử dụng giấy màu xanh làm tán
cây. Cô sử dụng kỹ năng xé nhích dần và xé tròn, dùng hai ngón tay cái và ngón
trỏ của hai bàn tay cầm tờ giấy, cô xé nhích dần và xé tròn để làm tán cây.
+Cô sử dụng giấy màu đỏ làm quả. Cô sử
dụng kỹ năng xé nhích dần và xé tròn, dùng hai ngón tay cái và ngón trỏ của hai
bàn tay cầm tờ giấy, cô xé nhích dần và xé tròn để làm quả.
+Cô sắp xếp các phần của cây vào giữa tờ
giấy và lấy từng phần để dán. Dùng kỹ năng dán vào mặt trái của hình. Đầu tiên
cô đặt vào giấy lót, bôi hồ vào mặt trái của hình rồi dán vào tờ giấy. Sau đó
cô dùng giấy lót đặt lên hình mới dán và vuốt nhẹ để lấy hết phần keo dư. Tiếp
tục cho đến khi cô dán xong.
*Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
- Cho trẻ thực hiện xé dán cây xanh,
cô theo dõi, động viên, khuyến khích trẻ để có sản phẩm đẹp. Nhắc trẻ cách bố
cục bức tranh.
- Cô chú ý giúp đỡ những trẻ còn yếu.
*Hoạt động 4: Nhận xét sản
phẩm.
- Cho trẻ treo sản phẩm lên giá.
- Cô hướng dẫn trẻ quan sát, nhận xét
tranh và kỹ năng xé dán của bạn:
- Cô nhận xét chung, tuyên dương
những tranh xé dán đẹp, động viên những trẻ xé dán chưa đẹp.
*CHUYỂN HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
•TRÒ CHUYỆN CÂY LỚN LÊN NHỜ GÌ?
• TRÒ CHƠI : “TRỒNG
CÂY”
•CHƠI TỰ DO.
I. MỤC ĐÍCH:
-Trẻ biết trò chuyện cùng với cô
-Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi.
-Trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi.
II.CHUẨN BỊ:
-Sân rộng, thoáng không có chướng ngại
vật.
-Tranh 1 số món ăn chế biến từ rau ăn lá,
rau ăn củ.
-Mũ cho trẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
*Trò
chuyện cây lớn lên nhờ gì?
-Hát: “Vườn cây của ba”
- Các con vừa hát bài hát gì? Ba thì trồng toàn những cây như thế nào?
- Con biết những loại cây nào? Cho trẻ
kể tên 1 số loại cây mà trẻ biết.
-
Cô gợi hỏi trẻ để trồng cây mình cần có những gì? Khi gieo hạt giống xuống đất
thì trải qua những giai đoạn nào? Có những điều kiện gì giúp cây có thể phát
triển?.
-Ngoài các điều kiện tự nhiên cây còn cần sự
yêu thương, chăm sóc và bảo vệ .
-Giáo dục trẻ yêu quý các loại cây xanh
mong muốn được chăm sóc và bảo vệ cây xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm trong
quá trình trồng và chăm sóc cây.
*Trò chơi : “Trồng cây”
-Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô giới thiệu cách chơi : “Các con sẽ
làm theo yêu cầu của cô. Khi cô nói các con vác cuốc ra đồng các con sẽ đưa tay
bỏ lên vai, dậm chân. Cô nói: “cuốc đất” các con sẽ làm động tác cuốc đất. gieo
hạt, trồng cây các con sẽ làm động tác gieo hạt, cây nảy mầm, ra lá các con sẽ
đưa tay làm động tác cây nảy mầm, khi cô nói đi ra vườn thu hoạch thì các con
sẽ dậm chân và hái quả thì các con làm động tác hái quả bỏ vào giỏ. ”.
- Cô cho trẻ chơi vài lần.
-
Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cô cho trẻ chơi vài lần
*Chơi
tự do
-Cô cho trẻ
chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Vận
động sau ngủ dậy: Trò chơi:Gieo hạt.
LÀM
ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI ỨNG DỤNG TỪ CÁC CĂN PHÒNG KIDSMART.
CHƠI
CÁC GÓC
I./MỤC ĐÍCH :
- Trẻ tham gia hoạt động tích
cực.Biết lựa chọn , sắp xếp các nguyên vật liệu để làm 1 số loại đồ chơi .
- Trẻ vui chơi các góc tự nhiên tạo
được sản phẩm sau khi chơi.
- Trẻ biết nhận xét bản thân trẻ và
bạn dưới sự gợi ý của cô.
II./CHUẨN
BỊ:
-
Lon, hộp, ống len, xốp bitis, giấy màu,
vỏ thông, kim sa, ống hút…
- Đồ chơi các góc.
- Hoa bé ngoan.
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
*Hướng dẫn trẻ làm
ĐDĐC ứng dụng từ các căn phòng Kidsmart.
-Cô cho trẻ vào 1 số ngôi nhà trong
chương trình Kidsmart.
-Cô cho trẻ xem 1 số đồ chơi làm từ
các nguyên vật liệu ứng dụng từ các ngôi nhà.
-Cô gợi hỏi trẻ muốn làm đồ chơi gì?
-Cô cho trẻ về 4 nhóm làm đồ chơi ứng
dụng từ 4 ngôi nhà Kismart
-Cô cho trẻ thực hiện. Trong khi trẻ
thực hiện cô chú ý quan sát, giúp đỡ trẻ.
-Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình
và của bạn.Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ.
*Chơi các góc:
- Cô cho trẻ vào các góc chơi.
*NÊU GƯƠNG CUỐI
NGÀY:
-
Cô cùng trẻ nhắc lại 3 tiêu chí để đạt bé ngoan trong ngày.
+ Bé sạch: Không vứt rác bừa bải, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
+ Bé chăm: Không nói chuyện trong giờ học, chăm chú nghe cô giảng bài.
+ Bé ngoan: Không đánh bạn, biết nhường đồ chơi cho bạn.
- Cô gợi ý để trẻ tự nhận xét.
- Cô nhận xét chung, tặng hoa cho trẻ,
tuyên dương động viên trẻ kịp thời.
*Số trẻ đạt Bé ngoan trong ngày
là:…….trẻ.Đạt………%
NHẬN
XÉT CUỐI NGÀY
•Hoạt động chơi:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
•Hoạt động học tập:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
•Hoạt động lao động tự phục vụ:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
•Đánh
giá trẻ cá biệt:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment