PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC KPKH: MỘT SỐ LOÀI RAU, CỦ, QUẢ
GIÁO ÁN MẦM NON CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI THỰC VẬT LỚP 4 TUỔI HĐH: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC KPKH: MỘT SỐ LOÀI RAU, CỦ, QUẢ I. MỤC ĐÍCH...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/02/phat-trien-nhan-thuc-kpkh-mot-so-loai-rau-cu-qua.html
GIÁO ÁN MẦM NON
CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI THỰC VẬT
LỚP 4 TUỔI
HĐH: PHÁT
TRIỂN NHẬN THỨC
KPKH: MỘT SỐ
LOÀI RAU, CỦ, QUẢ
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gọi tên của nhiều loại rau khác
nhau: rau ăn lá, rau ăn củ,rau ăn quả.
- Biết một số đặc điểm về màu sắc, hình
dạng, công dụng, ích lợi của 1 số rau củ quả đó…
-
Biết chơi trò chơi.
2. Kĩ năng:
- Phát triển khả năng chú ý ghi
nhớ có chủ định.
- Cung cấp vốn từ cho trẻ.
- Rèn luyện phát âm đúng.
3. Giáo dục:
-Giáo dục trẻ thích ăn rau và
cách chăm sóc, bảo vệ rau…
II. CHUẨN BỊ
- Bài giảng trên phần mềm
Powerpoint về một số loại rau, các món ăn
được chế biến từ rau.
- Một số loại rau thật: Rau ăn
lá, rau ăn củ, rau ăn quả.
- Rổ, các đồ dùng về rau…
- Vòng thể dục.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cùng trẻ hát bài “Bầu
và bí”
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
Bài hát đã nhắc đến loại quả nào? Quả bầu quả bí dùng để làm gì? Quả bầu, bí
đều là rau nhưng gọi là rau ăn quả đấy các con ah.
-Ở nhà con có trồng những loại
rau gì?
* Hoạt động 2:Trò chuyện đàm thoại về một số loại rau
+
Tìm hiểu về một số loại rau ăn lá.
- Cô cho trẻ khám phá hộp quà.
- Đố các con đó là loại rau
gì?( Rau cải xanh)
- Trên tay cô có rau gì
đây?( Cô đưa rau cải xanh thật ra)
- Đây là phần gì của rau? (
thân, lá)
- Con xem lá cải xanh thế nào
Có màu ntn? Lá rau cải có dạng hình gì?
- Rau cải là loại rau gì ? (Lá)
- Rau cải thường nấu những món
nào? (Canh, xào, luộc...)
- Cô trình chiếu các món ăn nấu
từ rau cải cho trẻ xem.
+ Nhìn xem cô có rau gì
nữa đây? (Bắp cải)
- Bạn nào có nhận xét về rau
bắp cải?
- Lá rau bắp cải thế nào?
Có màu gì? (Lá to, tròn, có màu xanh)
- Ta ăn phần nào của rau bắp
cải?(Lá)
- Bắp cải được chế biến
thành các món gì?
- Trình chiếu cho trẻ xem các
món ăn được chế biến từ rau bắp cải.
- Cho trẻ so sánh cải xanh và
rau bắp cải.
+ Giống: Đều là rau ăn lá.
+Khác: Lá rau cải có dạng
hình dài; lá rau bắp cải có dạng hình tròn.
- Ngoài 2 loại rau ăn lá này
các con còn biết loại rau ăn lá nào nữa?
- Cô trình chiếu cho trẻ xem
hình ảnh rau muống, rau khoai, rau cúc, rau mùng tơi...
- Cô nhấn mạnh: các loại rau ăn
lá có nhiều vitaminC, ăn vào giúp cơ thể các con mát mẽ, khỏe mạnh, kháng được
bệnh, da dẻ hồng hào. Vì thế các con cần ăn nhiều loại rau nhé!
+Tìm
hiểu về một số loại rau ăn quả
-Cô cho trẻ chơi “ Chiếc túi kỳ
lạ”
- Cô mời 1, 2 lên sờ và đoán
xem đó là quả gì?
- Đó là quả gì? (Cà chua)
- Trên tay cô có gì? (Quả cà
chua)
+ Khi chín có màu gì? Còn
xanh có màu gì?(Đỏ - Xanh)
+ Vỏ có đặc điểm gì? (Vỏ
bóng) – Cho 1 trẻ lên sờ thử.
+Quả có dạng hình gì? (Có
dạng hình tròn)
+ Trong ruột quả cà có
gì? Hạt ít hay nhiều?
- Cô bổ quả cà chua ra cho trẻ
xem
- Làm món gì để ăn? Ăn có
vị gì? (Nấu canh, xào, ăn sống, làm nước sốt...)
- Cô trình chiếu các món ăn
được chế biến từ quả cà chua cho trẻ xem.
-Cô nhấn mạnh: Quả cà chua làm
được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng vì có rất nhiều vitaminA, C giúp mắt các
con sáng hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy các con cần ăn nhiều cà chua
sẽ tốt cho cơ thể.
-Trên tay cô có gì?
- Quả bí có màu gì? (Có
màu xanh)
- Hình dạng ra sao?( dài)
- Cô mời 1 bạn lên sờ vỏ
quả xem vỏ nó như thế nào?
- Vậy khi ăn quả bí ta
phải làm gì?
- Quả bí là loại rau ăn quả hay
ăn củ?( Rau ăn quả)
- Nấu món gì để ăn? (Xào, nấu
canh)
- Các món ăn được chế biến từ
quả bí: nấu, luộc, xào…
- Cho trẻ so sánh điểm giống và
khác nhau giữa cà chua và quả bí.
+ Giống nhau: Đều là rau
ăn quả
+ Khác nhau:
Cà chua màu đỏ - bí màu xanh
- Cà chua Tròn, nhỏ hơn – Bí
dài, to hơn
-Cho trẻ kể tên 1 số loại rau
ăn quả mà trẻ biết?
+
Tìm hiểu về một số loại rau ăn củ:
- Đố các con: “ Củ gì đo đỏ -
con thỏ thích ăn?”
+ Nhìn xem cô có gì ? (Củ cà
rốt)
+ Củ cà rốt có đặc điểm
gì? Dùng để làm gì? (dài, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ, màu cam, dùng để nấu ăn)
- Cà rốt là loại rau ăn gì?
(Rau ăn củ)
- Nấu món ăn gì từ củ cà rốt?
(Xào, luộc, nấu canh...)
- Cô đưa “Củ cải
trắng” ra cho trẻ quan sát
- Hỏi trẻ đây là củ gì? (Củ cải
trắng)
- Củ cải trắng có màu gì? (Màu
trắng)
- Có dạng hình gì? (Có dạng
hình tròn dài, 1 đầu to 1 đầu nhỏ)
- Là loại rau ăn gì? (Rau ăn
củ)
- Dùng để làm gì? (Nấu ăn)
- Cô chiếu các món ăn nấu từ củ
cải và củ cà rốt.
- Cho trẻ so sánh sự giống và
khác nhau giữa cà rốt và củ cải trắng.
+ Giống nhau: Đều là loại rau
ăn củ, có dạng hình tròn dài, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ
+ Khác nhau:Cà rốt có màu cam,
củ cải có màu trắng.
- Cho trẻ kể tên 1 số loại rau
ăn củ mà trẻ biết.(Cô chiếu hình ảnh củ xu hào, củ hành tây, củ khoai tây...)
=> Cô nhấn mạnh:
Các loại rau này tuy khác nhau vể tên gọi, đặc điểm… nhưng đều gọi chung là 1
số loại rau. Vì chúng thường được dùng để chế biến thức ăn trong bữa cơm hàng
ngày, cung cấp các vitamin, chất bổ cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, hồng hào,
thông minh, học giỏi. vì thế các con nhớ
khi ăn cơm c/c phải ăn nhiều các loại rau nhé!
*
Hoạt động 3: Trò chơi 1: “Rau gì biến mất”.
Cách
chơi: - Cô để chung các loại rau,
cho trẻ nhắm mắt lại và cô dấu đi 1 hoặc 1 số loại rau, trẻ mở mắt và đoán
những loại rau đã biến mất.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
+ Trò chơi 2: “Vận chuyển rau”.
- Cách
chơi: Chia trẻ thành 2 đội. đội rau cải và đội củ cà rốt.
+ Nhiệm vụ của
đội rau cải là chỉ được chọn các loại rau ăn lá, còn đội củ cà rốt chỉ
được chọn các loại rau ăn củ sau đó bật liên tục vào các ô vòng rồi đặt vào rổ của đội mình, đội nào được nhiều
hơn đội đó sẽ thắng cuộc, thời gian là một bản nhạc.
- Luật chơi:
Mỗi lần chơi, bạn chơi chỉ được cầm 1 loại rau, củ, Bạn nào làm rơi ra
ngoài, hoặc dẫm vào ô vòng sẽ không được tính.
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần.
-
Cô quan sát, nhận xét và động viên trẻ.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ đọc thơ ‘ Rau ngót, rau
đay” và ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU.
- Vận động – vệ sinh – Ăn bữa phụ.
- Hoạt động học tập: Ôn Bài cũ.
Làm quên với bài mới.
- Cho trẻ về goc chơi sáng tạo.
- Vệ sinh – trả
trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ
……………………………………………………………...……………………
……………………………………………………………………………………
Post a Comment