Giáo án 3 tuổi Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân

CHỦ ĐỀ: Cơ thể tôi và bạn Giáo án 3 tuổi Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân

CHỦ ĐỀ: Cơ thể tôi và bạn
Giáo án 3 tuổi
Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân

Nội dung
Kết quả mong đợi
Chuẩn bị
Tiến hành
Hoạt động chung
Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân
- Trẻ nhận biết được tay phải, tay trái của mình
- Biết chọn đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của cô
- Giáo dục trẻ không nên đưa tay vào miệng, giữ gìn tay sạch sẽ.

- Đồ dùng của cô: Bát, thìa, tranh vẽ đôi bàn tay
- Đồ dùng của trẻ: Bát, thìa, tranh vẽ đôi bàn tay mỗi cháu 1 tranh, 20 chiếc vòng các màu. (xanh đỏ vàng), bút sáp màu đủ cho trẻ.
- Bài hát “ồ sao bé không lắc’’
Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú;
- Cô cùng trẻ tập thể dục theo bài hát;  ‘‘ồ sao bé không lắc’’
- Các con vừa được làm gì theo bài hát đó?
- Đúng rồi ngoài ăn uống ra chúng ta tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh nữa đấy
- Các con biết khi tập theo bài hát các con đưa bộ phận gì ra trước nào?
- À đúng rồi đôi bàn tay ra để nắm lấy hông mà lắc lư cái đầu rồi lắc lư cái mình này; như vậy đôi bà tay làm rất nhiều công việc vì vậy hàng ngày các con phải bết giữ gìn bàn tay sạch sẽ và không được bỏ tay vào miệng các con nha.
- Thế các con thích tự mình nhận biết tay phải, tay trái của mình không?
- Vậy thì cô mời các con đứng dậy về chổ ngồi để nhận biết tay phải, tay trái của mình nha.
Hoạt động 2: nhận biết tay phải, tay trái của bản thân.
- Bây giờ các con chơi với cô trò chơi: dấu tay nha
   Dấu cái tây ra sau lưng khi cô hỏi tay đâu?
Dấu cái tay ra sau lưng khi cô hỏi tay đây….
- Bây giờ cô đố các con này mỗi người có mấy tay?
À đúng rồ các con thử đếm lại xem nào;
- Giỏi quá; bây giờ nghe cô hỏi tay phải của các con đâu?
- (Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa)
- Các con nói với cô nào tay phải;
- Cô gọi từng trẻ nói tay phải (-4 trẻ)
- Cho cả lớp nói lại (1 lần)
- Thế còn tay kia là tay gì nào?
- Giỏi quá (Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa)
Các con nói  tay trái với cô nào;
Cho cá nhân nói tay trái (1-2 trẻ))
- Bây giờ nghe cô hỏi đến bữa ăn cơm các con dùng đồ dùng gì để ăn?
- À đúng rồi ở phía sau cô có cái rá đựng đồ dùng các con bưng rá ra phía trước nào.
- Các con xem trong rá có gì nào.
- Thế hàng ngày các con cầm thìa bằng tay gì?
- Bây giờ các con  thử cầm thìa bằng tay phải cô xem đúng chưa nào.
- Tay phải các con cầm gì đó?
Các con nói tay phải cầm thìa
Cho cá nhân nói  tay phải cầm thìa (2-3 trẻ)
- Còn cái bát thì các con cầm bằng tay gì? ai giỏi nào
- À đúng rồi các con cầm bát lên nào. Các con nói (tay trái cầm bát) cả lớp, cá nhân
=> Cô thấy ai cũng giỏi bây giờ các con bỏ bát, thìa vào rá và đưa ra sau lưng nào.
Hoạt động 3: Luyện tập cũng cố:
* Trò chơi 1: ‘‘Chúng ta cùng thi tài”
- Với trò chơi này các con đứng cho cô 2 đội mỗi đội 5 bạn còn các bạn còn lại sẽ cổ vũ cho các bạn trong đội của mình và lần sau sẽ được chơi
Nào các con đứng dậy lên đứng thành 2 đội cô xem (cho trẻ đội mũ đội số 1- số 2)
- Nghe cô hỏi: tay phải đội số 1 đâu?
- Tay trái đội số 2 đâu?
- Đúng rồi  và ở đây cô có rất nhiều chiếu vòng có nhiều màu  nhiệm vụ của đội số 1 là bạn đứng ở đầu hàng sẽ đi theo đường thẳng lên tìm chiếc vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình và đi về vổ nhẹ vào vai bạn thứ 2, bạn thứ 2 đi lên tìm đúng vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình.
- Còn đội số 2 cũng đi theo đường thẳng và chọn vòng màu xanh và đeo vào tay trái của mình: thời gian chơi dành cho 2 đội là 1 bản nhạc ngắn. 2 đội nhớ chưa nào.
- 2 đội chơi xong cô xem trẻ chơi đúng chưa;
(Kiểm tra đội nào đội đó giơ tay lên cao để cả lớp xem đã đúng yêu cầu chưa)
Lần 2: Cô đổi bạn chơi và đổi yêu cầu chọn vòng ngược lại.
* Trò chơi 2:  tô màu tay phải, tay trái
- Cô đưa tranh hướng dẫn trẻ tô màu tô tay phải màu đỏ, tay trái màu xanh.
- Cho cả lớp về theo nhóm để tô màu.
Hoạt động 4: Nhận xét tuyên dương
- Cô nhận xét tuyên dương và tặng hoa cho trẻ.
Dạo chơi ngoài trời
Cô hát cháu nghe “Hoa bé ngoan”
TCVĐ: Kéo cưa lửa xẻ
- Chơi theo ý thích
-Trẻ nhớ tên bài hát được nghe
- Trẻ năm được nội dung bài hát được nghe
- Trẻ hứng thú với nội dung hoạt động và trò chơi.

- Loa, nhạc beat bài “Hoa bé ngoan”
- Xắc xô
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ đọc thơ “Đôi mắt của em” trẻ ra sân cùng cô. Cô cùng trẻ trò chuyện về bạn bè của trẻ trong lớp:
- Trong lớp con thích chơi với bạn nào?
- Đó là bạn trai hay bạn gái?
- Vì sao con thích chơi với bạn ấy?
*Nội dung:
Cô giới thiệu tên bài hát “Hoa bé ngoan”.
Cô hát cho trẻ nghe lần 1, hát rõ lời kết hợp các cử chỉ điệu bộ tình cảm với trẻ.
- Lượt 2, cô hát trên nền nhạc và biểu diễn múa cho trẻ xem.
- Trò chuyện cùng trẻ về bài hát:
+Các con vừa nghe cô hát bài hát gì?
+Bài hát nói đếngì?
+ Hoa bé ngoan được miêu tả như thế nào?
+ Em bé muốn được như hoa bé ngoan thì phải như thế nào?
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn.
- Cô cùng trẻ hát và nhún nhảy tự do theo nhạc 4-5 lượt. Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
- Mời nhóm bạn lên biểu diễn. Cô khen trẻ và động viên trẻ.
*TCVĐ: Kéo cưa lửa xẻ:
Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi và luật chơi.
Cô cho trẻ chọn đôi và chơi với nhau 4-5 lượt.
*Chơi theo ý thích:
Cô bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toan cho trẻ.
Hoạt động góc
- Chơi bán hàng, cắm hoa, bác sĩ
- Xây nhà hai tầng, nhà một tầng.
- Dán hình bé gái.
- Nghe kể chuyện “Nếu không đi học”
- Chơi với cát, nước











(Xem kế hoạch góc chơi buổi sáng)
Hoạt động chiều
Rèn kỹ năng chơi các góc:
- Đồ và tô màu bàn tay
- Đóng vai bác sĩ khám bệnh
- Làm album các bộ phận trên cơ thể
- Trẻ biết cách di bút theo bàn tay mình để dồ lên giấy
- Trẻ biết đặt câu hỏi đơn giản đóng vai bác sĩ hỏi thăm bệnh nhân
- Biết lựa chọn các hình ảnh và dán vào album.
- Album, hình ảnh các bộ phận trên cơ thể
- Sáp màu, giấy vẽ
- Đồ chơi bác sĩ…..
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát và biểu diễn bài “Hãy xoay nào” trẻ lên ngồi gần bên cô. Cô trò chuyện cùng trẻ về bạn gái:
- Ai là bạn gái dơ tay lên nào?
- Bạn gái thì mặc trang phục như thế nào?
- Đầu tóc của bạn gái như thế nào?
*Nội dung:
Cô có các góc chơi với rất nhiều đồ chơi đẹp đấy. Kia là góc gì vậy các con?
- Đây là góc gì ? Ở góc này các con sẽ chơi gì ?
- Góc kia các con sẽ chơi gì ?
- Bây giờ ai thích chơi ở góc nào thì các con nhẹ nhàng về góc chơi đó để chúng ta cùng chơi với bạn nào.
Cô cho trẻ chọn góc chơi, cô đến từng góc chơi trao đổi với trẻ về nội dung chơi, hướng trẻ vào các kỹ năng cần rèn luyện.
- Cô đóng bệnh nhân đén khám bệnh, ….
*Kết thúc : Cô dến từng góc chơi và nhận xét từng sản phẩm chơi của trẻ ở các góc.
Cô khen trẻ, động viên trẻ.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-be 8683964275556899956

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item