Tạo Hình: Xé dán hoa mừng sinh nhật Bác
Tạo Hình: Xé dán hoa mừng sinh nhật Bác 1. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết một số hoa quen thuộc. Biết ngày sinh nhật Bác là ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/tao-hinh-xe-dan-hoa-mung-sinh-nhat-bac.html
Tạo
Hình: Xé dán hoa mừng sinh nhật Bác
1.
Mục đích, yêu cầu:
-
Kiến thức: Trẻ
biết một số hoa quen thuộc. Biết ngày sinh nhật Bác là ngày 19 - 5.
-
Kỹ năng: Luyện
kỹ năng xé, dán cho trẻ, cách phết hồ và dán
-
Thái độ: Giáo
dục trẻ biết kính yêu Bác Hồ. Vệ sinh sạch sẽ sau khi hoàn thành sản phẩm.
2.
Chuẩn bị: - Giấy
màu, hồ dán,phụ liệu cho trẻ.
-
Lẵng hoa có 3 - 4 loại hoa.Tranh xé dán hoa. Nhạc bài hát về Bác.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định tổ chức:
- Cô xách lẵng hoa vào lớp và gọi
trẻ đến bên cô cho trẻ xem lẵng hoa, kể
tên những loại hoa có trong lẵng: Các con có biết tháng 5 này ai có ngày sinh
nhật? Sinh nhật Bác Hồ vào ngày nào? Hôm nay cô sẽ cho các con xé,dán hoa để
mừng sinh nhật Bác nhé!
* Hoạt động 2: Cho trẻ quan sát
tranh mẫu.
- Cô có 1 bức tranh xé dán rất
đẹp,các con có nhận xét gì về bức tranh nào? tranh được làm bằng chất liệu
gì?Màu sắc như thế nào?Bố cục tranh như thế nào?
- Cô giới thiệu tên bức tranh:
bức tranh này cô làm từ các tờ giấy màu,cô xé ,dán những bông hoa, có bông hoa
3 cánh, có bông 4 cánh…
* Hoạt động 3: Cô làm mẫu - hướng
dẫn trẻ.
- Cô giới thiệu: muốn làm được
bức tranh giống cô, các con phải sử dụng kĩ năng xé dán, sau khi đã xé xong
những bông hoa, cô xé nhuỵ.
- Cô xếp thử hoa và nhuỵ hoa vào
giấy sao cho bố cục hợp lí,sau đó cô dùng hồ dán hoa và nhuỵ vào giữa hoa. Cô
dùng bút màu vẽ thêm cành hoa.
+ Trên cành hoa thường có gì? (lá
hoa)
+ Đố các con biết cô chon màu gì
để vẽ lá hoa? (màu xanh)
-Cô cho trẻ nhắc lại cách phết hồ
như thế nào? (Phải phết cẩn thận vào mặt sau, phết vừa đủ không lem ra ngoài)
- Khi làm xong các con nhớ phải
làm gì? (lau tay sạch sẽ)
* Hoạt động 4: Trẻ thực hiện.
- Cô mở nhạc không lời nhỏ vừa đủ
để trẻ nghe. Trẻ về bàn thực hiện,
- cô quan sát trẻ thực hiện nhắc
nhở trẻ về kĩ năng dán.
- Cô theo dõi giúp đỡ trẻ khi trẻ
cần thiết.
* Hoạt động 5: Kết thúc: Cho trẻ trng
bày sản phẩm.
- Cô đã thấy các con hoàn thành
bức tranh tặng Bác rồi! Chúng mình hãy mang bức tranh lên bảng nào.
- Các con nhìn và thấy bức tranh
nào mình thích nhất? Vì sao con lại thjích bức tranh đó? Cô gợi ý trẻ nhận xét
về màu sắc, bố cục sản phẩm Cô nhận xét sản phẩm của trẻ
* Kết thúc hoạt động: Nào bây giờ chúng ta cùng múa
hát để chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ nào! Cô và trẻ cùng hát và biểu diễn bài
hát “Em mơ gặp Bác Hồ”.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
- Dạo chơi, nhặt lá
vàng trên sân trường.
- TCVĐ: “Nhảy
cao bắt bướm”. - Chơi tự do: Chơi với
phấn, bóng, đ/c xếp hình.
1.
Yêu cầu:
-
Trẻ dạo chơi thoải mái, chăm chỉ nhặt lá vàng rơi trên sân trường.
-
Trẻ không làm bẩn quần áo. Biết rửa tay sạch sẽ sau khi lao động.
2.
Chuẩn bị:
-
Trang phục gọn gàng, sân bằng phẳng.
- Giỏ rác. Phấn, bóng, đ/c xếp
hình.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Dạo chơi nhặt lá vàng trên sân
trường:
-
Cô kiểm
tra sức khỏe của trẻ, thảo luận với trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, khi
ra sân không chạy lung tung, không xô đẩy bạn.
-
Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hỏi trẻ:
+
Để sân trường và vườn trường của chúng ta luôn sạch sẽ thì phải làm gì?
+
Các con có muốn góp sức lao động của mình để sân trường luôn sạch không?
-
Cô chia trẻ làm 3 tổ mỗi tổ nhổ cỏ và nhặt lá rụng trên sân trường, cô phát cho
mỗi tổ một giỏ rác.
-
Khi lao động xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
* TCVĐ:
“Nhảy cao bắt bướm”: Cô nêu cách chơi, luật chơi và
cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với phấn, bóng, đ/c xếp hình. Cô bao quát trẻ
chơi an toàn.
-
Cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết
kiệm nước.
* Hoạt động góc: Góc
nội trợ (góc chính).
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Kể cho trẻ nghe chuyện "Con rồng cháu tiên".
- Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu: - Trẻ lắng nghe cô kể và trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Tham gia chơi một cách tích cực, không tranh giành đồ chơi của bạn
2. Chuẩn bị: Chuyện “Con rồng cháu tiên”. Đồ chơi ở các góc.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Kể chuyện: Con rồng cháu tiên.
- Cô kể lần 1: Hỏi trẻ: Cô vừa kể chuyện gì?
- Cô kể lần 2: Đàm thoại về nội dung câu chuyện.
- Câu chuyện nói về điều gì? Tại sao dân lại làm cho Lạc long Quân một cung điện dưới mặt nước? Lạc Long Quân đã gặp Âu Cơ như thế nào? Âu Cơ đã đẻ ra cái gì? Bọc trứng nở ra bao nhiêu ngời con trai?
- Vì sao Lạc Long Quõn hóa thành rồng? Mỗi khi Âu Cơ nhớ chồng, đàn con nhớ bố thì họ phải làm gì? họ bàn với nhau việc gì?
- Lạc Long Quân ở đâu? Còn Âu Cơ ở đâu? Người con trai cả được tôn làm gì?
* Chơi ở các góc theo ý thích:
- Trẻ về góc chơi theo ý thích, cô bao quát, cùng tham gia chơi và động viên trẻ chơi ngoan, hứng thú… Chơi xong trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng vào giá.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).…………………………………………………………………………………………………...
Post a Comment