Giáo án tạo hình: Nặn một số món ăn đặc sản của quê hương
Giáo án tạo hình Nặn một số món ăn đặc sán của quê hương 1. Mục đích, yêu cầu: - K j iến thức: + Trẻ biết nặn một số sản phẩm (bánh ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-tao-hinh-nan-mot-so-mon-an-dac-san-cua-que-huong.html?m=0
Giáo án tạo hình
Nặn một số món ăn đặc sán của quê hương
Nặn một số món ăn đặc sán của quê hương
1.
Mục đích, yêu cầu:
- Kjiến thức: + Trẻ biết nặn một số sản phẩm
(bánh đa, bánh gai…)
+ Biết tạo ra sản phẩm và gọi tên
sản phẩm.
- Kỹ năng:
+ Luyện kỹ năng lăn tròn, ấn dẹt,
gói bánh…
+ Luyện kĩ năng khéo léo của đôi
bàn tay để tạo được sản phẩm đẹp.
- Thái độ:Trẻ biết yêu quí
quê hương và thích được ăn những món ăn quê hương bé.
2. Chuẩn bị.
- Bàn ghế ngồi theo nhóm, bảng
con, đất nặn, đĩa sản phẩm của cô, khăn ướt.
- Bánh gai, bánh đa thật.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động1: ổn định tổ
chức - gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát bài “ quê hương”
và trò chuyện cùng trẻ về quê hương bé.
- Cô hỏi trẻ: Quê cháu ở đâu?
Cháu thích ăn món gì nhất?
+ Nghỉ hè cháu đi đâu?...
* Hoạt động 2: Cho trẻ quan
sát và đàm thoại vật mẫu.
- Cô cho trẻ quan sát kĩ đĩa các
loại bánh thật và hỏi trẻ:
- Bánh gì đây? Có màu gì? Bánh
được gói bằng cái gì?
- Cô cung cấp cho trẻ biết được
nguyên liệu để làm các loại bánh
* Đàm thoại cách nặn:
- Cô cho trẻ xem các loại bánh cô
đã nặn sẵn (bánh đa, bánh gai…)
- Hướng dẫn trẻ cách nặn: Các con
phải chia đất, rồi nhồi đất cho mềm dẻo, sau đó lăn tròn rồi ấn dẹt để tạo
thành sản phẩm...
- Cho trẻ nêu ý tưởng: Con sẽ nặn
bánh gì? Cách nặn như thế nào?
- Trẻ mô phỏng cách nặn: nhào
đất, lăn dài, ấn dẹt…
* Hoạt động 3: Cho trẻ về theo
nhóm thực hiện.
- Cô phát đồ dùng cho trẻ, nhắc nhở
trẻ tư thế ngồi thực hiện, động viên trẻ nặn
- Trẻ nào còn lúng túng cách nặn
cô hướng dẫn giúp đỡ trẻ
- Hỏi trẻ: con đang làm gì?con
nặn bánh gì đây?
* Hoạt động 4: Trưng bày, nhận
xét sản phẩm.
- Cô cho tất cả các trẻ trng bày
sản phẩm của mình lên bàn.
- Cho trẻ lên nhận xét sản phẩm
của mình và sản phẩm của bạn.
- Hỏi trẻ: Con thích sản phẩm
nào? Vì sao?
- Cô nhận xét: Hôm nay cô thấy
lớp chúng mình đã cố gắng rất nhiều vì thế cô thấy các con nặn được nhiều bánh,
màu bánh phù hợp
- Cô tuyên dương những trẻ làm
đẹp.
- Cô nhận xét những trẻ nặn được
ít sản phẩm,chọn màu chưa phù hợp. Cô động viên trẻ lần sau cố gắng hơn.
* GDT: các loại bánh này rất ngon
, các cô bác để làm được những chiếc bánh rất vất vả vì vậy các con phải biết
quí trọng mọi người.
* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ đưa sản phẩm của mình
trưng bày ở góc nghệ thuật.'
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động:
- Quan sát cây Chuối
cảnh.
- TCVĐ: Mèo đuồi chuột. - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.
1.
Yêu cầu: Trẻ
biết một số đặc điểm nổi bật của cây cau, biết ích lợi của cây và biết cách
chăm sóc bảo vệ cây.
2.
Chuẩn bị: -
Trang phục gọn gàng, chỗ đứng quan sát bằng phẳng.
-
Cây Chuối cảnh thật của trường.
-
Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt an toàn, thước chỉ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
*
Quan sát cây Chuối cảnh.
-
Cô kiểm tra sức
khỏe của trẻ, dặn dò trẻ ra sân không chạy nhảy. Cô và trẻ hát bài “Em yêu cây
xanh” ra đứng xung quanh cây Chuối cảnh.
-
Hỏi trẻ: + Các con có biết cây gì đây không?
+
Các con thấy cây chuối như thế nào? Thân của nó ra sao?
+
Cái gì đây? Lá như thế nào? Có màu gì?
+
Hoa của nó thế nào? Người ta trồng cây để làm gì?
-
Dặn dò trẻ ra sân không bứt hoa, bẻ cành, biết chăm sóc, bảo vệ cây.
*
TCVĐ: Mèo
đuồi chuột: Cô nêu cách chơi, luật chơi và
cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt. Cô chú ý bao
quát trẻ chơi an toàn.
* Hoạt động góc:
Góc học tập (Chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Chơi theo ý thích ở các góc.
- Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
- Nêu gương cuối tuần.
1. Yêu cầu.
- Giúp trẻ học cách quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực hiện công việc được giao..
- Chơi ngoan, tích cực. Biết nhận xét về bạn và mình.
2. Chuẩn bị: Đ/c các góc đầy đủ, khăn lau, chổi, giỏ rác, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Chơi theo ý thích ở các góc.
- Cô cho trẻ về nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.
- Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
- Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
- Cô và trẻ thảo luận về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…) cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
…………………………………………………………………………………………………...
Post a Comment