Giáo án KPKH: Bé tìm hiểu về đất, cát, đá, sỏi, nước
Giáo án KPKH Bé tìm hiểu về đất, cát, đá, sỏi, nước 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết được ý nghĩa, tính chất, các trạng th...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-kpkh-be-tim-hieu-ve-dat-cat-soi-nuoc.html?m=0
Giáo án KPKH
Bé tìm hiểu về đất, cát, đá, sỏi, nước
Bé tìm hiểu về đất, cát, đá, sỏi, nước
1.
Mục đích yêu cầu:
-
Kiến thức: Trẻ
biết được ý nghĩa, tính chất, các trạng thái khác nhau của các tài nguyên thiên
nhiên nước, đất, cát, đá, sỏi.
-
Kỹ năng: Phát
triển kỹ năng quan sát, khả năng phân tích và sự chú ý ghi nhớ cho trẻ.
-
Thái độ: Giáo
dục trẻ biết bảo vệ các nguồn tài nguyên
quí như: đất, cát, đá, sỏi, nước.
2.
Chuẩn bị : - Một
số thau to để đựng đất, cát, đá, sỏi, nước.
-
Tranh, băng đĩa về 1 số hình ảnh sản
phẩm được làm bằng đất, cát, đá, sỏi, nước.
-
1 số dụng cụ khác như: khay nhựa, ly, muỗng, khuôn, đũa, kính lúp…
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài: Cô cho cả lớp xem băng, đĩa, về tài nguyên: nước,đất, cát, đá,
sỏi và các sản phẩm được làm nên từ đất, cát, đá, sỏi.
* Hoạt động 2: Cho trẻ khám phá về đặc điểm, tính
chất của nước, đất, đá, cát, sỏi.
- Cô cho trẻ về 3 tổ tìm hiểu về 3 thứ khác
nhau: Tổ 1 tìm hiểu về nước. Tổ 2 tìm hiểu về đất, cát. Tổ 3 tìm hiểu về đá,
sỏi và yêu cầu trẻ:
-
Các con hãy nói lên nhận xét của mình.
-
Tổ 1: Các con thấy nước là một chất như thế nào? Có mùi gì không?
+
Hàng ngày các con uống nước con thấy nước có vị gì?
+
Nước dùng để làm gì? Nếu không có nước chuyện gì sẽ xẩy ra?
+
Các con hãy đổ nước vào các chai có màu sắc khác nhau thì chúng ta thấy màu sắc
của nước như thế nào? Có màu không?
+
Ngoài thể lỏng ra thì nước có ở trạng thái nào nữa?
+
Cho trẻ bỏ nước vào khay bỏ vào tủ lạnh, sau đó cho trẻ lấy 1 khay đá cô đã
chuẩn bị sẵn ra và hỏi trẻ lúc này nước đã chuyển sang trạng thái gì?
-
Cô cung cấp thêm cho trẻ nước còn có ở thể hơi…
-
Tổ 2: các con thấy đất, cát là những chất như thế nào?
+
Có màu không? Có mùi không? Đất ,cát dùng để làm gì?
+
Các con hãy dùng kính lúp soi xem đất và cát có những gì?
+
Cho trẻ làm thí nghiệm hoà đất cát vào nước thì có điều gì xẩy ra?
+
Như vậy có thể kết luận cái gì có thể hoà tan trong nước? Cái gì không?
-
Tổ 3: Các con thấy đá, sỏi là những chất như thế nào? Có màu? Có mùi không?
+
Đá và sỏ dùng để làm gì? Cho đá và sỏi vào nước thì điều gì sẽ xẩy ra?
+
Con hãy dùng 1 vật nặng đập lên đá, sỏi xem xuất hiện điều gì không?
+
Như vậy có thể rút ra kết luận, đá, sỏi là những thứ không tan trong nước và
rất cứng.
-
Cô tổng hợp các ý kiến cho trẻ dễ hiểu: đất, đá, cát ,sỏi,nước là những nguồn
tài nguyên rất quí đối với chúng ta. Nó giống nhau là đều không có mùi, không
có vị. Khác nhau là đất, đá, cát, sỏi có màu và ở thể rắn. còn nước không có
màu và chủ yếu là ở thể lỏng.
* Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố.
-
TC: “Thi nói nhanh”.
+
Cô cho trẻ kể tác dụng của các tài nguyên dùng để làm gì? bạn nói sau không
được lặp lai.
-
TC “Thi chọn đúng”: hãy lấy các hoạt động cần đến đất, đá,cát, sỏi, nước gắn
lên bảng.
-
Cô cho trẻ chơi, trong lúc chơi cô có thể gợi ý và khuyến khích trẻ chơi tốt.
* Hoạt động 4: Kết thúc: Cho trẻ hát bài: “Nắng sớm” và
chuyển hoạt động.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: -
Vẽ tự do trên sân.
- TCVĐ: Trời nắng, trời mưa. - Chơi tự do: Chơi với cát, sỏi, bóng.
1.
Yêu cầu: Trẻ
biết dùng kỹ năng vẽ của mỡnh để vẽ sỏi, đá, ông mặt trời, mây, mưa. Ra sân
không chạy nhảy, hứng thú với trò chơi.
2.
Chuẩn bị:
-
Trang phục gọn gàng, sân bằng phẳng, phấn, khăn lau.
-
Cát, sỏi, bóng.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Vẽ tự do trên sân.
-
Dặn dò trẻ ra sân không được chạy nhảy, cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ đứng vòng
tròn.
-
Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước, đất cát, đá, sỏi và những hiện tượng
thiên nhiên, về mưa và về ông mặt trời: Các con thấy mưa như thế nào? Ông mặt
trời như thế nào? Ông mặt trời thì có những tia gì? Đá có hình gì, sỏi có hình gì?
C¶ lớp có muốn cùng cô vẽ
ông mặt trời và vẽ những nét xiên làm mưa, vẽ
đá, sỏi không?
-
Muốn vẽ ông mặt trời thì chúng mình phải vẽ hình gì?...
-
Cô phát phấn cho trẻ vẽ, cô hướng dẫn và động viên trẻ vẽ.
-
Trẻ vẽ xong cô nhận xét sản phẩm và cho trẻ rửa tay.
* TCVĐ: Trời nắng, trời mưa.
-
Cô nói lại cách chơi và luật chơi cho trẻ
-
Cho trẻ chơi 2 - 3 lần, cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.
*
Chơi tự do:
Chơi với cát, sỏi, bóng. Cô chú ý bao quát trẻ chơi an toàn
* Hoạt động góc:
Góc nghệ thuật (chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Khám phá ngày và đêm.
- Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu:
- TrÎ biết ban ngày thì sáng nhờ có ánh mặt trời chúng ta có thể nhìn thấy rõ mọi vật , còn ban đêm thì tối và phải nhờ đến ánh điện, chơi trò chơi một cách hứng thú, biết cất đồ dùng gọn gàng sau khi thực hiện.
2. Chuẩn bị: Hình ảnh về ngày và đêm. Đồ chơi ở các góc.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Khám phá ngày và đêm:
- Cô cho trẻ xem tranh ngày và đêm và hỏi trẻ: Tranh vẽ về cái gì đây?
+ Ông mặt trời như thế nào? Khi có ánh nắng và ông mặt trời là buổi gì?
+ Vậy buổi ngày nhờ có gì mà chúng mình nhìn thấy được mọi vật?
+ Các con có biết sáng sớm tinh mơ thì ai đã gọi ông mặt trời dậy?
- Cô cho trẻ xem bức tranh vẽ về trời tối và hỏi trẻ: Tranh vẽ về buổi tối hay ban ngày?
+ Thế ban đêm thì có gì? Chúng mình nhìn được mọi vật xung quanh nhờ có ánh gì?…
- Cô gợi ý và động viên trẻ trả lời, gd trẻ biết nhờ có ánh trăng và mặt trời mà chúng ta tiết kiệm được điện...
* Chơi tự do ở các góc: Trẻ về góc chơi theo ý thích, cô bao quát, cùng tham gia chơi và động viên trẻ chơi ngoan, hứng thú… Chơi xong trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng vào giá.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment