Âm nhạc: Dạy hát bài “Yêu Hà Nội”
Âm nhạc: Dạy hát bài “Yêu Hà Nội” NH: “ Em yêu thủ đô”. TCAN: “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”. 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức:...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/am-nhac-day-hat-bai-yeu-ha-noi.html
Âm nhạc: Dạy
hát bài “Yêu Hà Nội”
NH: “ Em yêu thủ đô”.
TCAN: “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”.
1.
Mục đích yêu cầu:
-
Kiến thức:
+
Trẻ hát cùng cô
đúng lời đúng nhạc, thể hiện cử chỉ nét mặt vui tươi hồn nhiên.
+
Trẻ hứng thú nghe hát và hưởng ứng cùng cô.
-
Kỹ năng: trẻ hát
rõ lưòi đúng nhạc và kết hợp vỗ tay theo lời ca.
+
Luyện cho trẻ kĩ
năng cảm nhận giai điệu bài hát.
-
Thái độ: + Trẻ
biết thể hiện cảm xúc khi hát bài “Yêu Hà Nội”, “Em yêu Thủ đô”.
+
Giáo dục trẻ biết yêu quê hương, yêu thủ đô Hà Nội.
2.
Chuẩn bị.
-
Các dụng cụ âm nhạc, đàn organ.
-
Trang phục đẹp, nơ, hoa. 4 - 5 chiếc vòng…
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định tổ chức - gây hứng thú.
-
Cô cùng trò
chuyện với trẻ về thủ đô Hà Nội:
+
Hà Nội là thủ đô của đất nứơc chúng ta, ở đó có rất nhiều danh lam thắng cảnh,
và mọi người trên mọi miền tổ quốc đều muốn được đến thủ đô để tham quan du
lịch. Ai cũng yêu Hà Nội chính vì thế nhạc sỹ đã sáng tác bài hát “Yêu Hà Nội”
đấy.
+
Các con có yêu Hà Nội không?
* Hoạt động 2: Dạy hát “Yêu Hà Nội”.
-
Bây giờ các con hãy lắng nghe cô hát nhé.
-
Cô hát lần 1: Kết hợp đàn, hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
-
Cô hát lần 2: Giảng giải nội dung và đàm thoại với trẻ:
+
Cô vừa hát xong bài hát “Yêu Hà Nội ” rồi, các con thấy bài hát có hay không?
+
Bài hát do ai sáng tác? Bài hát nói về gì?
+
Ở Hà Nội thì có những gì? Tháp rùa ở đâu?
-
Cô cho cả lớp hát và vỗ tay theo lời ca cùng cô 3 - 4 lần, cô chú ý sửa sai cho
trẻ.
-
Cô cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau hát.
-
Sau mỗi lần trẻ hát cô và cả lớp động viên khen trẻ.
-
Cô nói: vừa rồi các con đã hát và vỗ tay theo lời ca rất giỏi cô khen cả lớp.
Muốn bài hát hay hơn bạn nào có thể biểu diễn theo hình thức sáng tạo hơn cho
cô và các bạn thưởng thức nào?
* Hoạt động 3: Nghe hát “Em yêu thủ đô”.
-
Cô giới thiệu tên bài hát, tên nhạc sỹ. Sau đó, hát cho trẻ nghe lần 1.
-
Hỏi trẻ: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
- Cô hát
lần 2 kết hợp làm điệu bộ minh hoạ.
- Giáo
dục trẻ: chúng mình phải biết yêu Hà Nội, yêu quê hương đất nước.
*
Hoạt động 4: TCÂN: “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”.
- Cô cho
trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần.
* Kết thúc hoạt động:
- Cô mời
cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài “Yêu Hà Nội ”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
- Dạo chơi, nhặt lá
vàng trên sân trường.
- TCVĐ: “Trời
nắng, trời mưa”. - Chơi tự do: Chơi
với phấn, bóng, đ/c xếp hình.
1.
Yêu cầu:
-
Trẻ dạo chơi thoải mái, chăm chỉ nhặt lá vàng rơi trên sân trường.
-
Trẻ không làm bẩn quần áo. Biết rửa tay sạch sẽ sau khi lao động.
2.
Chuẩn bị:
- Trang phục gọn gàng, sân bằng
phẳng.
- Giỏ rác. Phấn, bóng, đ/c xếp
hình.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Dạo chơi nhặt lá vàng trên sân
trường:
-
Cô kiểm
tra sức khỏe của trẻ, thảo luận với trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, khi
ra sân không chạy lung tung, không xô đẩy bạn.
-
Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hỏi trẻ:
+
Để sân trường và vườn trường của chúng ta luôn sạch sẽ thì phải làm gì?
+
Các con có muốn góp sức lao động của mình để sân trường luôn sạch không?
-
Cô chia trẻ làm 3 tổ mỗi tổ nhổ cỏ và nhặt lá rụng trên sân trường, cô phát cho
mỗi tổ một giỏ rác.
-
Khi lao động xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
* TCVĐ:
“Trời nắng, trời mưa”: Cô nêu cách chơi, luật chơi và
cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với phấn, bóng, đ/c xếp hình. Cô bao quát trẻ
chơi an toàn.
-
Cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết
kiệm nước.
* Hoạt động góc: Góc
xây dựng (góc chính).
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
nội dung hoạt động: - Đọc bài thơ “Hoa quanh lăng bác”.
- Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu: - Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Không chạy nghịch phá trong khi chơi, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
2. Chuẩn bị: Nội dung bài thơ “Hoa quanh lăng bác”. Đồ chơi ở các góc.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Đọc bài thơ “Hoa quanh lăng bác”.
- Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần. Hỏi trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Cô đọc lần 2: Đàm thoại về nội dung bài thơ.
- Hỏi trẻ: Bài thơ nói lên điều gì? Có những loài hoa nào?
+ Màu sắc như thế nào? Mỗi mùa có hoa gì đặc trưng?
+ Các loại hoa đó nư thế nào? “Thay phiên nhau đêm ngày”.
- Cho trẻ đọc bài thơ cùng cô 2 lần. Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô gợi hỏi trẻ : Các con vừa đọc bài thơ gì?do ai sáng tác? bài thơ nói về ai nhỉ?+ Giáo
dục trẻ luôn luôn làm theo lời Bác dặn,biết ơn những người có công với đất nước,
những người đã hi sinh để có cuộc sống ấm no như ngày hôm nay.
* Chơi tự do ở các góc: Trẻ về góc chơi theo ý thích, cô
bao quát, cùng tham gia chơi và động viên trẻ chơi ngoan, hứng thú… Chơi xong
trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng vào giá.
* Đánh giá các hoạt động trong
ngày. (Đón trẻ,
ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
………………………………………..………………………………………………………….
Post a Comment