Giáo án LQVH: Chuyện “ Đôi tai xấu xí”
Giáo án LQVH Chuyện “ Đôi tai xấu xí” 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhớ tên, nội dung câu chuyện, hiểu được ý nghĩa câu chuyện - Trả...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-lqvh-chuyen-doi-tai-xau-xi.html?m=0
Giáo án LQVH
Chuyện “ Đôi tai xấu xí”
Chuyện “ Đôi tai xấu xí”
1.
Mục đích, yêu cầu:
-
Trẻ nhớ tên, nội dung câu chuyện, hiểu được ý nghĩa câu chuyện
-
Trả lời được các câu hỏi của cô. Biết thể hiện giọng điệu nhân vật.
-
Giáo dục trẻ biết yêu quý, trân trọng các bộ phận trên cơ thể của mình giữ gìn
vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không được kì thị chê bai người khác..
2.
Chuẩn bị:
-
Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện.
-
Tranh rời vẽ về các nhân vật trong câu chuyện.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Ổn định tổ chức gây hứng thú:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Mũi,
cằm, tai…” và hỏi trẻ:
+ Các con vừa chơi trò chơi về gì?
*Hoạt động 1: Kể chuyện “ Đôi tai xấu xí”.
- Cho trẻ xem tranh về các nhân vật
có trong chuyện và trẻ đoán xem câu chuyện có tên là gì?
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kết hợp
sử dụng tranh minh hoạ, giới thiệu tên chuyện,
- Cô kể lại lần 2 cho trẻ nghe kết
hợp sử dụng tranh rời về các bộ phận trong chuyện.
*Hoạt động 2: Đàm
thoại, trích dẫn , giải thích từ khó
* Trích dẫn - đàm thoại :
- Cô vừa kể cha các cháu nghe chuyện
gì?Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Đôi tai của thỏ Nâu như thế nào? Thỏ Nâu cảm
thấy thế nào? Mọi người thường trêu đôi
tai của thỏ Nâu như thế nào? Bố của thỏ Nâu đã động viên thỏ Nâu như thế
nào?tuy vậy thỏ Nâu vẫn cảm thấy thế nào?
- Khi thỏ Nâu, thỏ Bông và thỏ Xám đi
chơi trời tối không tìm được đường về
nhà, cả 3 chú thỏ dã làm gì?Điều kì
diệu gì đã xảy ra? Nhờ cái gì mà 3 chú thỏ đã tìm được đường về nhà?và thỏ Xám
nói với thỏ Nâu như thế nào?
- Cũng từ đó thỏ nâu nhận ra điều gì?Qua
câu chuyện chúng ta rút ra bài học gì?
Cô giáo dục trẻ biết các bộ phận trên cơ thể
mình đều có ích, phải biết trân trọng bảo vệ chúng. Đối người khác thì không
được kì thị chê bai làm người khác..
* Hoạt động 3: Trẻ kể chuyện theo tranh minh hoạ
cùng cô.
- Cô cho trẻ kể 2 - 3 lần. Trong quá
trình trẻ kể cô và bạn cùng giúp đỡ, động viên trẻ. Trẻ thuộc truyện cô cho trẻ
lên tập đóng kịch
* Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ hát vận động bài: “Em tập đếm”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-HĐCCĐ: “Lao động nhổ
cỏ bồn hoa của lớp”
-TCVĐ:
Cua cắp
-Chơi theo ý thích: với đồ
chơi ngoài trời và bóng, boling….
1. Yêu cầu:
- Trẻ chăm chỉ nhặt lá vàng rơi, nhổ
cỏ cho các bồn hoa trong vườn trường.
- Trẻ không làm bẩn quần áo. Biết rửa
tay sạch sẽ sau khi lao động.
2. Chuẩn bị:
- Trang phục gọn gàng, sân bằng
phẳng.
- Giỏ rác. Bao tay. booling, bóng,
sỏi
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Lao động nhặt lá, nhổ cỏ cho bồn
hoa của lớp: Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ.
Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hỏi trẻ: Để sân trường và vườn trường của
chúng ta luôn sạch sẽ thì phải làm gì? Các con có muốn góp sức lao động của
mình để sân trường luôn sạch không?
- Cô chia trẻ làm 4 tổ mỗi tổ nhổ cỏ
và nhặt lá rụng cho một bồn hoa, cô phát cho mỗi tổ một giỏ rác.
- Khi lao động xong GD trẻ biết chăm
sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường. Cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà
phòng.
* TCDG: “ Cua cắp”.
Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi,
cô bao quát. Nhắc trẻ không xô đẩy nhau khi ra sân, không tranh giành đồ chơi
của nhau.
* Chơi tự do: Chơi với bóng, bôling, lá…. Cô bao
quát trẻ chơi an toàn.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Nội
dung:
- Lao động sắp xếp đ/c ở các góc. Nêu gương cuối tuần.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết sắp xếp đồ
chơi gọn gàng . Có ý thức
2. Chuẩn bị:
Nội dung bài đồng dao “Tay đẹp”. Khăn lau, giỏ rác. Phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ chức
hoạt động:
* Lao đông sắp xếp
lại đồ chơi ở các góc: Cô cho trẻ đọc bài đồng dao : “Tay đẹp”
Trò chuyeenj về nội dung của bài đồng dao.Cô
và trẻ thảo luận về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ,
cách thực hiện…) cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc
dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
* Nêu gương cuối tuần: - Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về
bạn. Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những
trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày.
……………………………………………………………………………………………………
Post a Comment