Giáo án: Bé đến trường thật an toàn
Giáo án: Bé đến trường thật an toàn 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết khi đến trường nên chơi ở những chỗ nào? Cần phải tránh xa những ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-be-den-truong-that-an-toan.html?m=0
Giáo án: Bé đến trường thật an toàn
1. Mục đích, yêu cầu:
-Trẻ
biết khi đến trường nên chơi ở những chỗ nào? Cần phải tránh xa những nơi nào,
biết cách tự bảo vệ bản thân mình khi đến trường.
-
Rèn cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân mình, biết cách chơi và sử dụng một số
loai đồ dùng , đồ chơi, biết quan sát , trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
-
GD trẻ không chơi ở những nơi nguy hiểm, không nghịch những đồ dùng có thể gây
nguy hiểm cho trẻ.
2. Chuẩn bị :
-
Tranh ảnh
cảnh báo nguy hiểm
- Tranh gạch hành vi đúng sai.
- Một số địa điểm để trẻ đến quan sát
3.
Tiến hành:
*
. Ổn định tổ chức: Cô cho trẻ hát bài :” Cháu đi mẫu giáo”. Cô trò chuyện với trẻ về việc hàng ngày trẻ được đến trường như thế
nào?
*. Hoạt động 1: Bé đến trường thật an toàn.
Cô đàm thoại với trẻ:
+ Hàng ngày ai đưa cháu đến
trường? đi bằng phương tiện gì?
+ Khi ngồi trên xe các con phải như thế nào?
+ Giờ ra về ai đón con? Nếu
người lạ đón các con sẽ làm gì?Người lạ cho quà thì như thế nào? Các con co
được nhận không?
+ Đến lớp các con có những gì
? khi chơi , sử dụng những đồ dùng đó các con phải chú ý điều gì?( Bảng , bút
chì, đất nặn, bút màu, ..)
+ Theo các con trong lớp có
những nơi nào, đồ dùng nào có thể gây nguy hiểm chúng ta không nên lại gần và
sử dụng.
( Cô cho trẻ xem tranh và chỉ cho trẻ 1 số nơi như ổ cắm điện, tủ
cao…)
+ Ở ngoài lớp thì những nơi
nào các con không được đến gần?( Cô cho trẻ xem tranh một số nơi như nhà bếp,
khu vực nhà để xe, khu vực cống thoát nước..)
+ Vì sao chúng ta không được
lại gần những nơi đó?
+ Ở sân trường còn có gì nữa?
+ Khi chơi với những loại đồ
chơi ngoài trời thì các con phải chú ý điều gì?
+ Khi tháy bạn sử dụng hay
làm việc gì có thể gây nguy hiểm , hay sử dụng các loại đồ dùng gây nguy hiểm
cho bạn , cho người khác thì chúng ta phải làm gì?
- Cô GD trẻ biết tránh xa
những nơi nguy hiểm,không lại gần những nơi nguy hiểm và không làm những việc
có thể gây nguy hiểm cho mình và người khác,
( Cô cho trẻ xem một số tranh
ảnh cảnh báo nguy hiểm)
* Hoạt động 2: Trò chơi củng cố:
- Trò chơi 1: Làm theo cô nói
- Trò chơi 2: Gạch những hành
vi sai
( Cô phổ biến các chơi , tổ chức cho trẻ chơi)
* Kết thúc hoạt động:
Cho trẻ đọc bài “ Bạp bênh” cho trẻ ra sân
chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Giải câu đố về đồ dùng học tập
TCVĐ: Cáo và thỏ
Chơi theo ý thích: Đồ chơi
ngoài trời , bô linh, bóng..
1. Mục đích:
- Được ra sân
tắm nắng , hít thở không khí trong lành, thỏa mãn nhu cầu vận động
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc câu đố
để trả lời.
2. Chuẩn bị:
- Đủ chổ cho trẻ ngồi trong bóng râm, sân bãi sạch sẽ
an oàn
- Bô linh bóng, đồ chơi ngoài trời,
đồ dùng học tập…
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Giải một số câu đố về đồ dùng học tập.
-
Cô thảo luân với trẻ trước khi ra sân phải tắt điện, tắt quạt và ra sân phải thế nào?
- Cô dẫn trẻ ra sân đúng dưới bóng
cây vú sữa. Cho trẻ đọc bài thơ “ Bạn mới”.
- Hỏi trẻ: + Các con vừa đọc bài thơ
gì? Các cháu đến trường để làm gì?
+
Cháu học lớp nào? Thế các cháu có biết trong lớp mình có đồ dùng gì?
-
Cô đọc câu đố về một số đồ dùng cho trẻ đoán: Bút màu, bảng con, phấn… đồ dùng
đó dùng để làm gì?..
-
Trẻ đoán được đồ dùng gì cô đưa đồ dùng đó ra cho trẻ quan sát, nhận xét.
* TCVĐ: Cáo và Thỏ.
-
Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi (Cho trẻ chơi 3 4 lần)
* Chơi tự
do: Chơi với đồ chơi ngoài trời,
bóng , bô linh… Cô chú ý bao quát trẻ
chơi ngoan, an toàn.
-
Chơi xong cho trẻ đi rửa tay, dặn dò trẻ vặn vòi nước nhỏ để tiết kiệm nước.
KẾ HOẠCH TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung
hoạt động: - Làm quen chuyện: “
Người bạn tốt.”
1. Mục đích,
yêu cầu.
- Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu nội dung và ý nghĩa
câu chuyện
-
Trẻ biết thể hiện giọng điệu nhân vật cùng cô
2. Chuẩn bị:-
3. Tiến hành
tổ chức hoạt động: Tranh chuyện
Cô cho tre đọc bài thơ “ Bạn mới”. Cùng
trò chuyện về bài thơ. Cô giới thiệu câu chuyện cho trẻ biết
-
Cô kể cho trẻ nghe 2 lần và hỏi trẻ:
+
Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện
gì? Trong câu chuyện có những ai?...
-
Cô cho trẻ kể theo cô 2 lần
Cô mời từng tổ, nhóm, cá nhân kể chuyện cùng
cô.
GD biết yêu quý giúp đỡ bạn
bè, …
* Chơi ở các góc: Cô cho trẻ về các góc chơi cô bao quát trẻ,giúp trẻ chơi
* Lưu ý cuối ngày:
Post a Comment