Giáo án KPKH: Tìm hiểu về một số loại rau
Giáo án KPKH: Tìm hiểu về một số loại rau I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Dạy trẻ biết gọi tên của nhiều loại rau khác nhau: rau ăn lá, rau ăn c...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-kpkh-tim-hieu-ve-mot-so-loai-rau_3.html
Giáo án KPKH: Tìm hiểu về một số loại rau
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-
Dạy trẻ biết gọi tên của nhiều loại rau khác nhau: rau ăn lá, rau ăn củ,rau ăn
quả như : Rau muống, rau mồng tơi, bắp cải, cù rốt, su hào, rau dền, cà
chua, cà rốt...và biết lợi ích của chúng.
-
Trẻ nhận biết tính đa dạng về hình dạng, kích thước của các loại rau, các món
ăn được chế biến từ rau.
-
Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định.
-Giáo
dục trẻ thích ăn rau và cách chăm sóc, bảo vệ rau
II.
CHUẨN BỊ
-
Bài giảng trên phần mềm Powerpoint về một số loại rau, các món ăn
được
chế biến từ rau.
-
Một số loại rau thật: Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả.
-
Tranh các loại rau cho cháu tô màu.
III.
CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cùng trẻ
hát bài “Bầu và bí”
- Trò chuyện về
nội dung bài hát: Bài hát đã nhắc đến loại rau nào? Đây là loại rau ăn gì? Ở
nhà các con có được mẹ nấu cho ăn không? Ngoài bầu và bí các con còn được mẹ
nấu cho ăn những loại rau gì nữa?
-Ở nhà con có
trồng những loại rau gì?
-À, từ trước đến
nay chúng ta đã từng ăn nhiều loại rau, thế các con đã biết đặc điểm của 1 số
loại rau chưa?
- Hôm nay chúng
ta sẽ cũng nhau tìm hiểu về 1 số loại rau nhé!
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loại rau
+ Tìm
hiểu về một số loại rau ăn lá
- Cô đọc câu đố
:
“ Tôi mọc trong vườn
Tàu lá xanh xanh
Tôi để nấu canh
Để xào, để luộc”?
- Đố các con đó
là loại rau gì?( Rau cải xanh)
- Cô trình chiếu
hình ảnh rau cải xanh cho trẻ xem.
- Trên tay cô có
rau gì đây?( Cô đưa rau cải xanh thật ra)
- Đây là phần gì
của rau? (Rễ, thân, lá)
- Con xem lá cải
xanh thế nào? To hay nhỏ? Dài hay tròn? Có màu gì?
- Ăn rau cải
xanh ta ăn phần nào? (Lá)
- Con đếm xem có
bao nhiêu cây cải xanh?
- Mẹ thường nấu
món nào cho con ăn? (Canh, xào, luộc...)
- Cô trình chiếu
các món ăn nấu từ rau cải cho trẻ xem.
+ Nhìn xem cô có rau gì nữa đây? (Rau ngót)
- Rau ngót có
những phần gì? (Rễ, thân, lá)
- Lá rau ngót thế nào? Có màu gì? (Lá nhỏ,
tròn, có màu xanh)
- Ta ăn phần nào
của rau ngót?(Lá)
- Nấu món nào để ăn?(Canh)
- Trình chiếu
cho trẻ xem các món ăn được chế biến từ rau bồ ngót.
- Ngoài 2 loại
rau ăn lá này các con còn biết loại rau ăn lá nào nữa?
- Cô trình chiếu
cho trẻ xem hình ảnh rau muống, rau khoai, rau cúc, rau mùng tơi...
- Cô nhấn mạnh:
các loại rau ăn lá có nhiều vitaminC, ăn vào giúp cơ thể các con mát mẽ, khỏe
mạnh, kháng được bệnh, da dẻ hồng hào. Vì thế các con cần ăn nhiều loại rau
nhé!
+Tìm
hiểu về một số loại rau ăn quả
-Cô đố!...
“Cũng gọi là cà
Nhưng vỏ màu đỏ
Luộc hấp xào bưng
Đều ăn được cả”?
- Đó là quả gì?
(Cà chua)
- Cô trình chiếu
quả cà chua cho trẻ xem
- Cô đưa quả cà
chua thật ra
- Trên tay cô có
gì? (Quả cà chua)
+ Khi chín có màu gì? Còn xanh có màu gì?(Đỏ -
Xanh)
+ Vỏ có đặc điểm gì? (Vỏ bóng) – Cho 1 trẻ lên
sờ thử.
+Quả có dạng hình gì? (Có dạng hình tròn)
+ Trong ruột quả cà có gì? Hạt ít hay nhiều?
Khi ăn ta ăn phần nào?( Trong ruột có nhiều hạt, ăn phần thịt,…)
- Cô bổ quả cà
chua ra cho trẻ xem
- Làm món gì để ăn? Ăn có vị gì? (Nấu canh, xào, ăn sống, làm nước sốt...)
- Cô trình chiếu
các món ăn được chế biến từ quả cà chua cho trẻ xem.
-Cô nhấn mạnh:
Quả cà chua làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng vì có rất nhiều
vitaminA, C giúp mắt các con sáng hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy các
con cần ăn nhiều cà chua sẽ tốt cho cơ thể.
-Trên tay cô có
gì?
- Quả su su có
màu gì? (Có màu xanh)
- Hình dạng ra
sao?( Tròn, dài, có gai)
- Cô mời 1 bạn
lên sờ vỏ su su xem vỏ nó như thế nào?
- Bên trong có
gì?( Bên trong có hạt.)
- Cô bổ quả Su su ra cho trẻ xem
- Vậy khi ăn quả
su su ta phải làm gì?( Ta bỏ hạt, bỏ vỏ)
- Nó là loại rau
ăn quả hay ăn củ?( Rau ăn quả)
- Nấu món gì để
ăn? (Xào, nấu canh)
- Chiếu hình ảnh
các món ăn được chế biến từ quả su su
- Cho trẻ kể tên
1 số loại rau ăn quả mà trẻ biết?
+ Tìm
hiểu về một số loại rau ăn củ:
- Đố các con: “
Củ gì đo đỏ - con thỏ thích ăn?”
+ Nhìn xem cô có
gì nè? (Củ cà rốt)
+ Củ cà rốt có
đặc điểm gì? Dùng để làm gì? (dài, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ, màu cam, dùng để nấu
ăn)
- Cà rốt là loại
rau ăn gì? (Rau ăn củ)
- Nấu món ăn gì
từ củ cà rốt? (Xào, luộc, nấu canh...)
- Trình chiếu
hình ảnh các món ăn từ củ cà rốt cho trẻ xem.
- Cô đưa “Củ
cải trắng” ra cho trẻ quan sát
- Hỏi trẻ đây là
củ gì? (Củ cải trắng)
- Củ cải trắng
có màu gì? (Màu trắng)
- Có dạng hình
gì? (Có dạng hình tròn dài, 1 đầu to 1 đầu nhỏ)
- Là loại rau ăn
gì? (Rau ăn củ)
- Dùng để làm
gì? (Nấu ăn)
- Cô chiếu các
món ăn nấu từ củ cà rốt
- Cho trẻ kể tên
1 số loại rau ăn củ mà trẻ biết.(Cô chiếu hình ảnh củ xu hào, củ hành tây, củ
khoai tây...)
* Hoạt động 3: So sánh
- Cho trẻ so
sánh cải xanh và rau bồ ngót.
+ Giống: Đều là
rau ăn lá.
+ Khác: Cải xanh
lá to, dài, không có thân.- Bồ ngót lá nhỏ, tròn, nhiều lá trên thân.
- Cho trẻ so
sánh điểm giống và khác nhau giữa cà chua và quả su su.
+ Giống nhau:
Đều là rau ăn quả
+ Khác nhau:
Cà chua màu đỏ - Su su màu xanh
- Cà chua Tròn,
nhỏ hơn – Su su dài, to hơn
- Cà chua vỏ
bóng - Su su vỏ có gai.
- Cà chua nhiều
hạt - Su su có 1 hạt
- Cho trẻ so
sánh sự giống và khác nhau giữa cà rốt và củ cải trắng.
+ Giống nhau:
Đều là loại rau ăn củ, có dạng hình tròn dài, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ
+ Khác nhau:Cà
rốt có màu cam, củ cải có màu trắng.
* Giáo dục:
Các loại rau này tuy khác nhau vể tên gọi, đặc điểm… nhưng đều gọi chung
là 1 số loại rau. Vì chúng thường được dùng để chế biến thức ăn trong bữa cơm
hàng ngày, cung cấp các vitamin, chất bổ cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, hồng
hào, thông minh, học giỏi. vì thế các con nhớ ăn niều các loại rau khi mẹ nấu
canh, xào, luộc, ăn sống nữa nhé!
* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập “Rau gì biến mất”
Cách
chơi: - Cô để chung các loại rau, cho trẻ nhắm mắt lại và cô dấu đi 1 hoặc
1 số loại rau, trẻ mở mắt và đoán những loại rau đã biến mất.
-
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
+
Trò chơi 2: “Giơ nhanh đọc đúng”
-
Cô phát lô tô các loại rau cho cả lớp, sau đó trẻ dơ theo yêu cầu của cô.
+
Trò chơi 3: “Về đúng nhà”
-
Cô thu rổ lô tô và cho mỗi trẻ giữ lại 1 thẻ mà mình yêu thích nhất.
-
Cô để 3 ngôi nhà có hình ảnh 3 nhóm rau - Trẻ đi vòng tròn và hát bài trời nắng
trời mưa. Khi kết thúc bài hát, bạn nào có lô tô hình gì (Loại rau ăn gì) Thì
về đúng nhà có hình ảnh loại rau đó. Trẻ nào về sai nhà, thì phải nhảy lò cò 1
vòng.
* Kết thúc:
-
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ vui đọc đồng
giao “Họ
rau” và ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, HD thực hành cách rửa rau,
thái rau.
- Chuẩn bị rau muống, dao, thớt,
nước, chậu, rổ
- Trò chuyện về một số loại rau
- Cho trẻ kể một số món ăn được chế
biến từ các loại rau.
- Cô hướng dẫn trẻ cách rửa rau,
thái rau muống (Cô vừa làm vừa hướng dẫn): Ngắt rau sạch, cho rau vào chậu, vặn
vòi nước, rửa rau ra rổ, đến khi nào nước cuối cùng trong thì thôi, để rau ráo
nước sắp đều nắm chặt tay rồi dùng dao thái nhỏ, to tùy ý thích...
- Cho 2 trẻ giỏi lên thực hành.
- Cô quan sát, giúp trẻ
2, Chơi tự chọn
- Rèn kỹ năng tô
màu về một số loại rau
* Chơi kết hợp ở
các góc: Chơi với đồ chơi sẵn có trong lớp
- Cô bao quát giúp
đỡ trẻ
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................