Giáo án âm nhạc: Vỗ tay theo TT nhanh “Bầu và bí”
Giáo án âm nhạc: Vỗ tay theo TT nhanh “Bầu và bí” - NH: “Hoa kết trái” - TC: “Hái hoa dân chủ” I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-am-nhac-vo-tay-theo-tt-nhanh-bau-va-bi.html
Giáo án âm nhạc: Vỗ tay theo TT nhanh “Bầu và bí”
- NH: “Hoa kết trái”
- TC: “Hái hoa dân chủ”
I, MỤC ĐÍCH YÊU
CẦU
- Trẻ biết hát
đúng lời, đúng nhạc bài: “Bầu và bí”. Biết phối hợp bài hát với vận động vỗ tay
theo tiết tấu nhanh.
- Trẻ có kĩ năng
chơi trò chơi .Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Biết thể hiện
tình cảm, cảm xúc của mình khi hát.
II, CHUẨN BỊ
- Mũ múa
- Dụng cụ âm nhạc:
Xắc xô, bộ gõ, đàn,…
III, TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cả lớp chơi t/c: “Cây cao cỏ
thấp”
- Trò chuyện với
trẻ về nội dung trò chơi
* Hoạt động 1: Dạy vận động Vỗ tay theo TTN
bài “Bầu và bí”
- Cô hát âm la bài: “Bầu và bí”
- Hỏi trẻ tên bài
hát, tác giả?
- Bài hát nói về
rau gì?
- Để cho bài hát
thêm vui, sinh động cô cháu mình sẽ cùng hát và vỗ tay theo tiết tấu nhanh bài
hát này nhé!
- Vậy bạn nào giỏi
có thể cho cô biết vỗ tay theo TTN là vỗ như thế nào?
- Mời 1 trẻ đứng
dậy trả lời
- Cho trẻ lên vỗ
thử 1 lần.
- Cô hát kết hợp
vỗ tay 1 lần
- Lần 2 cố vừa hát
vừa vỗ tay theo TTN và giải thích lại cho trẻ hiểu: Vận động vỗ tay theo TTN là
vận động vỗ tay 3 cái liên tiếp rồi nghỉ.
- Cả lớp cùng hát
kết hợp vỗ tay với cô 2-3 lần
+ Thi đua tổ,
nhóm:
- Mời 3 tổ hát
vận động
- Mời nhóm bạn
trai, nhóm bạn gái hát, hát tam ca,song ca, đơn ca bằng hình thức tổ chức “Hội
thi tiếng hát họa mi”
- Chú ý sửa sai
cho trẻ sau mỗi lần trẻ thực hiện.
- Cả lớp vận động
lại một lần.
* Hoạt động 2: Nghe hát
- Cô giới thiệu
tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 1 ( Ngồi hát)
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sang tác?
- Cô hát lần 2:
Có làm động tác minh hoạ - Trẻ hưởng ứng cùng cô
*Hoạt động 3: Trò chơi
- Cô nêu cách
chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 3 -
4 lần
* Kết thúc: Cả lớp vận động bài: “Bầu
và bí” và ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát một số loại rau thơm (Hành, ngò)
a. HĐCCĐ:
- Trẻ ra sân hít thở không khí
trong lành, vận động thoải mái.
- Cho trẻ đứng
quanh vườn rau thơm.
- Cho trẻ kể tên
các loại rau thơm trong vườn.
+
Đây là rau gì? Trông như thế nào? Để làm gì?
+
Ở nhà mẹ các con thường nấu cho các con ăn những món gì từ những loại rau này?
+ Mùi vị của
những loại rau thơm này như thế nào?
- Cho trẻ kể
thêm một số loại rau thơm mà trẻ biết
+ Muốn cho những loài rau xanh tươi
tốt thì phải làm gì?
* Giáo dục trẻ: Ăn
nhiều rau xanh rất tốt cho sức khoẻ, nó cung cấp cho chúng ta nhiều vitamin và
muối khoáng, giúp cho da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh, … Vì vậy chúng mình
phải ăn thật nhiều rau xanh nhé!
b. TCVĐ:
“Ai nhanh hơn”
- Cô nêu cách
chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 4-5
lần
c. Chơi tự do:
- Chơi với bóng,
câu cá, xếp hình, sỏi, đồ chơi ngoài trời
- Cô bao quát đảm
bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, Thực hành pha nước chanh tươi với đường
- Cô chuẩn bị nước có vòi chảy,
khăn khô, dao, cốc, quả chanh, đường.
+ Thực hiện:
- Cô đưa một số đồ dùng đã chuẩn bị
ra và cùng trò chuyện về cách sử dụng của những vật dụng đó.
- Nói lên tác dụng của việc uống
nước chanh tốt cho sức khoẻ….
+ Hướng dẫn trẻ cách pha chế nước
chanh tươi với đường:
- Cô vừa làm vừa hướng dẫn trẻ từng
bước: Đầu tiên rửa quả dưới vòi nước chảy, lau khô quả. (Cô chuẩn bị 1 cốc nước
sôi để nguội)
- Cô lấy dao cắt đôi quả chanh, nặn
lấy nước bỏ hạt cho vào cốc nước sôi, cho thêm đường cho vừa miệng, khuấy đều.
- Cho trẻ nếm thử.
- Cho 3-4 trẻ lên thực hành
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Giáo dục trẻ:
2, Chơi tự chọn
- Rèn kỹ năng xé
thẳng, xé tròn
* Chơi kết hợp ở
các góc: Chơi với đồ chơi sẵn có trong lớp
- Cô bao quát giúp
đỡ trẻ
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................