Giáo án LQVH: Kể chuyện “Dê con nhanh trí”
Giáo án LQVH: Kể chuyện “Dê con nhanh trí” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vật, hoạt độn...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-lqvh-ke-chuyen-de-con-nhanh-tri.html?m=0
Giáo án LQVH: Kể chuyện “Dê con nhanh trí”
I. KẾT QUẢ
MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
-
Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vật, hoạt động của các nhân vật và hiểu
nội dung câu truyện.
-
Trẻ nắm được trình tự diễn biến truyện.
-
Trẻ nhớ và phân biệt được giọng điệu của các nhân vật.
2. Kỹ năng:
-
Rèn kĩ năng nghe hiểu và thể hiện được giọng điệu của các nhân vật.
-
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Trẻ yêu thích môn học, tích cực tham gia các
hoạt động.
-
Giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính.
- Đồ dùng, đồ chơi
phục vụ tiết học
III. CÁCH TIẾN
HÀNH
*
Hoạt động 1: Ổn định , gây hứng thú:
-
Các con hãy lại đây với cô nào! Các con đã được đi chơi ở vườn bách thú hay
thảo cầm viên bao giờ chưa? Đây chính là những khu rừng thu nhỏ đấy các con ạ!
-
Có bạn nào biết trong rừng có những con vật nào không?
-
À! Như vậy là trong rừng có rất nhiều con vật phải không nào? Các con hãy quan
sát bức tranh của cô nhé! ( trình chiếu slide)
Chúng
ta có rất nhiều con vật ở đây, có gấu trúc này, hổ, báo, hươu cao cổ,....
-
Trong rừng còn có rất nhiều con vật khác các con ạ! Hôm nay cô sẽ kể cho các
con nghe 1 câu truyện cổ tích kể về mẹ con nhà chú dê và con chó sói hung ác
đấy!. Câu truyện mang tên: “Dê con nhanh trí”. Các con có thích không nào?
* Hoạt động 2 : Kể chuyện diễn
cảm
+ Cô kể lần 1
(Không tranh)
- Cô vừa kể cho
các con nghe chuyện gì?
* Giảng nội dung : Câu chuyện kể về 2 mẹ con chú dê và con chó sói
hung ác, khi Dê mẹ đi ăn cỏ ngoài đồng, để dê con ở nhà trông nhà, thì con chó
sói hung ác đã tìm đủ mọi cách để ăn thịt dê con đấy, cuối cùng vì thông minh nhanh trí, dê con đã đuổi được
Sói đi và ko bị Sói ăn thịt.
+ Kể lần 2: Kể chuyện trên máy tính
- Để hiểu rõ về câu chuyện, cô sẽ kể cho chúng
mình nghe lại câu chuyện một lần nữa nhé!
- Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào? (dê mẹ, dê con và sói.)
- Trước khi đi ra đồng,
dê mẹ dặn dê con như thế nào hả các con?
-
Dê con thông minh hỏi: “nhưng nếu lúc mẹ về, làm thế nào để con biết mà mở
cửa?” thì dê mẹ đã dặn dê con như thế nào?
- Khi dê mẹ đi khỏi, con sói liền tiến đến gõ
cửa và nói gì các con nhỉ?
-
Dê con có mở cửa không hả các con?
-
Khi bị dê con nghi ngờ bởi giọng nói ồm ồm, chó sói đã nói dối thế nào các con
nhỉ?
-
Dê con đã tin là mẹ mình và ra mở cửa cho chưa các con?
-
Dê con cúi xuống nhìn qua khe cửa và thấy chân sói, dê con đã lớn tiếng nói gì
các con nhỉ?
-
Lúc này con sói đã chịu bỏ cuộc chưa các con?
-
Vậy sói đã làm gì tiếp theo nhỉ?
-
Dê con nhìn qua khe cửa thấy 4 chân trắng nhưng dê con lại thấy mùi hôi, trong
khi dê mẹ lại thơm mùi sữa, lúc đó dê con đã làm gì hả các con?
-
Và dê con nhìn thấy gì các con nhỉ?
-
Khi đó dê con đã lớn tiếng nói gì hả các con?
-
Lúc này sói đã chịu thua chưa các con?
-
Lát sau dê mẹ về, gõ cửa và nói “con sói hung ác đuổi cổ nó đi” thì dê con nhận
ra ngay giọng mẹ nhưng dê con còn cúi xuống khe cửa nhìn thấy 4 chân trắng, bắc
ghế nhìn qua khe tường thấy đôi tai trắng của mẹ, lúc đó dê con mới mở mở cửa
đấy. Dê con kể cho dê mẹ nghe chuyện chó sói lừa mình.
-
Dê mẹ đã khen dê con như thế nào các con nhỉ?
-
Câu chuyện “ Dê con nhanh trí “ có hay không các con?
-
Câu chuyện đã được chuyển thể thành phim hoạt hình nữa đấy các con ạ! Cô và các
con cùng xem nhé! ( Cô trình chiếu video)
+ Kể chuyện lần 3: Cho xem hoạt hình “Dê con nhanh trí”
* Hoạt động 3: Cho trẻ kể chuyện
- Cả lớp kể chuyện
- 3 tổ kể chuyện nối tiếp nhau
- Cô làm người dẫn truyện trẻ đóng vai các nhân vật trong truyện
-
Qua câu chuyện chúng mình thấy dê con là người như thế nào nhỉ?
-
Trong truyện các con không thích nhân vật nào? Vì sao?
Như
vậy chúng mình nên học theo nhân vật nào nhỉ?
* Giáo dục: Chúng mình phải học tập bạn dê con nhé. Các con phải vâng lời ông bà,
cha mẹ, thầy cô giáo, không được đi theo người lạ nhé. Ở lớp các con phải đoàn
kết, giúp đỡ bạn bè, không được bắt nạt các bạn.
-
Nếu các con bắt nạt bạn thì giống nhân vật nào rồi?
* Hoạt động 5: Trò chơi: “Bịt
mắt bắt dê”.
-
Hôm nay cô đã đi qua 1 khu rừng có rất nhiều các bạn dê các con ạ, các bạn ấy
rủ cô chơi 1 trò chơi nhưng cô bảo để cô về rủ các bạn lớp 4A cùng tham gia.
Các con có đồng ý tham gia trò chơi cùng cô không nào?
Chúng
mình cùng chơi trò “ Bịp mắt bắt dê”. Bạn nào làm người bị bịp mắt nào?
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Kết thúc :
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
HĐCCĐ: “ Dạo
chơi sân trường”
TCVĐ: “Trời nắng trời mưa”
CTD: “Xích
đu, cầu trượt”
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a. HĐCCĐ: “Dạo chơi”
-
Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi, hít thở không khí trong lành
-
Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây
cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp...
b. TCVĐ: “ Mèo đuổi chuột”
-
Cô nhắc lại cách chơi
-
Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
c. Chơi tự do:
Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chơi tổng hợp ở các góc
1.
Sinh hoạt văn nghệ
- Cô làm người dẫn chương trình lần lượt
giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.
- Trẻ hát, múa bài “Chú voi von ở bản đôn”, “Đố bạn” “trời nắng trời mưa”
- Kể chuyện diễn cảm “Dê con nhanh trí”
- Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến
khích trẻ.
-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.
2. Lao động tập thể
- Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai
- Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào
góc gọn gàng, sạch đẹp
3.
Nêu gương cuối tuần.
- Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan
chưa ngoan.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Cô nhận xét.
-
Phát phiếu ngoan cho trẻ.
Đánh
giá cuối ngày
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................