Giáo án KPKH: Tìm hiểu một số loài cá
Giáo án KPKH: Tìm hiểu một số loài cá I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ gọi đúng tên một số loài cá và một số bộ phận chín...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-kpkh-tim-hieu-mot-so-loai-ca.html
Giáo án KPKH: Tìm
hiểu một số loài cá
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên một số loài cá và một số
bộ phận chính bên ngoài của cá. Trẻ biết được có rất nhiều loài cá sống dưới
nước. Trẻ so sánh được sự giống và khác nhau của 1 số loài cá.
- Biết được ích lợi của cá đối với đời sống,
sức khỏe con người.
2. Kĩ năng:
- Biết cách chăm sóc cá.
- Phát triển tư duy, trí nhớ có chủ định cho
trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ ao hồ,
sông, biển, không bị ô nhiễm để loài cá phát triển.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh về 1 số loài cá.
- Đồ dùng của cháu: Lô tô các loài cá
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Cho trẻ hát và vận động theo bài “Cá vàng bơi”. Cô trò
chuyện với trẻ:
- Các bạn vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nhắc đến con vật nào?
- Cá vàng sống ở
đâu? Ngoài cá vàng ra bạn nào cho cô biết còn có những loài cá nào nữa?
- À ngoài cá
vàng ra còn có rất nhiều các loài cá cũng sống ở dưới nước nữa muốn biết đó là
những loài cá nào có đặc điểm gì hôm nay cô và cả lớp cùng tìm hiểu về một số
loài cá nhé!
Hoạt động 1: Làm quen với một số loài cá.
+ Quan sát cá chép:
Cô đưa tranh cá
chép ra cho trẻ xem và hỏi trẻ:
-
Cô có bức tranh con cá gì đây? (lớp, tổ, cá nhân đọc)
-
Cá chép gồm những phần nào? Gồm 3 phần: Phần đầu, phần thân và phần đuôi.
-
Phần đầu gồm những bộ phận nào?
-
Phần thân gồm những bộ phận nào?
-
Cá thở bằng gì?
-
Nó thường sống ở đâu?
-
Thức ăn của nó là gì?
ð
Cá
chép có màu vàng hoặc trắng thường sống ở dưới nước, trên đầu cá thường có 2
cái râu, 2 mắt, miệng... thân có vảy, có vây, và có đuôi to, thức ăn chủ yếu
của chúng là cám, các loài thực vật và sinh vật nhỏ sống trong nước.
·
Cô
đưa tranh con cá lóc.
Đàm thoại tương
tự cá chép.
=> Cá lóc hay
còn gọi là cá quả, sống dưới nước, có màu đen, dưới bụng có màu trắng, có dạng
hình tròn dài, có vảy, vây, và đuôi, thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ, các loài
rong rêu, và các loài cá nhỏ.
* Cô chiếu tranh
cá cảnh ra và đàm thoại với trẻ tương tự như cá chép và cá lóc.
=> Cá cảnh có
màu vàng, bụng rất lớn. Có vây, và có 3 đuôi dài, sống dưới nước và thường được
nuôi để làm cảnh, thức ăn chủ yếu của chúng là cám.
* Hoạt động 2: So sánh
Cá chép và cá lóc:
·
Giống
nhau: Đều sống dưới
nước, có vẩy, có vây, thức ăn chủ yếu là
cám và cỏ, rong rêu và các sinh vật sống dưới nước.
* Khác nhau: Cá chép: Cá chép có màu vàng hoặc trắng, trên đầu cá có 2 cái
râu, có đuôi to.
Cá lóc: Có màu
đen, dưới bụng có màu trắng, có dạng hình tròn dài,
Cá lóc và cá cảnh:
* Giống nhau:
Đều sống dưới nước, có vẩy, có vây.
·
* Khác nhau: Cá
lóc: Có màu đen, dưới bụng có màu trắng, có dạng hình tròn dài, thường được
nuôi để ăn, thức ăn chủ
yếu là cám và cỏ, rong rêu và các sinh vật sống dưới nước.
Cá cảnh: có màu vàng,
bụng rất lớn. Có 3 đuôi dài, thường được nuôi để làm cảnh, thức ăn chủ yếu của
chúng là cám.
* Mở
rộng và giáo dục: cho trẻ xem tranh
các loài cá khác sống ở nhiều loại nước khác nhau. Ngoài các loại cá các con
vừa học ra còn có rất nhiều các loài cá khác như: Cá trắm, cá trê, cá thu, cá
mập……. đó là những loài cá sống ở rất nhiều loại nước khác nhau: nước ngọt,
nước mặn và nước sông nhưng chúng đều rất có ích cho đời sống con người như làm
thức ăn, để làm cảnh… nên các con phải có ý thức bảo vệ ao hồ, sông, biển, không bị ô nhiễm để loài cá phát triển.
*
Trò chơi củng cố: Cá gì biến mất : Cô cho mất tranh
lần lượt các loại cá, cô hỏi trẻ về tên các loại cá biến mất và cho trẻ nói lại
đặc điểm của loại cá đó
* Trò
chơi: Thi xem đội nào nhanh: Cô
chia trẻ thành 2 đội cho trẻ lần lượt lên tìm tranh và gắn lên bảng theo yêu
cầu của cô đó.
* Giáo dục trẻ ăn cá rất có lợi cho cơ thể, nên khi các
món ăn được chế biến từ cá thì phải ăn hết khẩu phần.
*
Kết thúc:
- Cô nhận xét ,
tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ làm cá bơi đi ra sân.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát Con cá Heo qua tranh.
TCVĐ:“Thả đỉa ba ba”
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a. HĐCCĐ:
-
Cho trẻ ngồi thành vòng tròn
-
Cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi” , Hỏi
trẻ:
-
Chúng mình vừa hát bài gì? Bài hát nhắc đến con vật gì? Con cá sống ở đâu?
-
Đưa tranh con cá Heo ra cho trẻ quan sát: Hỏi trẻ tranh gì đây? Con cá Heo sống
ở đâu?
-
Giáo dục trẻ: Cá Heo là 1 loài cá rất thông mình, có thể hiểu được lời nói của
con người, vì vậy các con phải biết yêu quý con cá heo và các loài vật sống
dưới biển nhé!
b. TCVĐ:
“Thả đỉa ba ba”
-
Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
-
Tổ chức cho trẻ chơi 2,3 lần.
c. CTD:
-
Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Làm
quen bài hát “Cá vàng bơi”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Hát cho trẻ nghe
- Tóm tắt nội dung bài hát, Hỏi trẻ: Bài
hát có tên là gì? Do ai sáng tác?
* Chơi kết hợp ở các
góc:
- Cô quan sát trẻ chởi các góc,
gợi ý, động viên, khuến khích trẻ chơi, chơi xong cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ
chơi gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................