Giáo án Kể chuyện “Sự tích bánh chưng bánh giầy”
Giáo án Kể chuyện “Sự tích bánh chưng bánh giầy” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vật, ho...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-ke-chuyen-su-tich-banh-chung-banh-giay.html?m=0
Giáo án Kể chuyện “Sự tích bánh chưng bánh giầy”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên truyện,
tên các nhân vật, hoạt động của các nhân vật và hiểu nội dung câu truyện.
- Trẻ nắm được trình tự
diễn biến truyện.
- Trẻ nhớ và phân biệt
được giọng điệu của các nhân vật.
2. Kỹ
năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, tham gia đàm thoại
tốt, biết kể chuyện sáng tạo theo tranh.
3.
Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết
phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt nam gói bánh chưng làm bánh dày để
lễ vào ngày tết.
II. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh gói bánh
chưng , bánh dày
- Tranh chuyện về sự
tích bánh chưng bánh dày
- Lá dong , các khối
hình trụ tròn, hình vuông, dây nhựa…
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định , gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài: “Sắp đến tết rồi ”
- Trò chuyện với trẻ về
nội dung bài hát:
- Tết đến rất là vui, mẹ mua sắm cho con những gì?
- Vào dịp tết đến nhà
con chuẩn bị những gì dể đón tết?
- Có những hoa quả gì
vào ngày tết? Có loại bánh gì ông bà , cha mẹ hay gói vào những ngày tết đến?
- Bây giờ chúng ta cùng
hướng về màn hình, xem cô có gì đây?
- Trẻ xem 1 số hình ảnh
gói bánh trong ngày tết, trẻ trò chuyện cùng cô.
- Gợi hỏi trẻ đã nhìn
thấy những hình ảnh gì? Muốn gói bánh chưng, bánh dày người ta chuẩn bị những
nguyên liệu gì?
- Tết đến rất là vui,
nhất là vào đêm giao thừa mọi người đều ngồi bên nồi bánh chưng cùng nhau nói về
ngày tết.Tết về mỗi nhà đều gói bánh chưng có nhà còn gói cả bánh dày nữa.Vậy
ai là người nghĩ ra 2 loại bánh này, các con cùng nghe câu chuyện: “Sự tích bánh chưng bánh giầy” nhé
* Hoạt động 2 : Kể chuyện diễn cảm
- Cô kể lần 1 (Không tranh), hỏi
trẻ:
- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện
gì?
* Hoạt động 3: Kể chuyện
trên máy tính
- Để hiểu rõ về câu chuyện, cô sẽ
kể cho chúng mình nghe lại câu chuyện một lần nữa nhé!
- Các con vừa nghe cô kể chuyện
gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
Cô giảng giải nội dung
câu chuyện, giải thích từ khó:
+ Hoàng tử: Con trai của
nhà vua
+ Nuôi miệng: Làm ra hạt
lúa hạt gạo để nuôi sống con người.
- Ai là người nghỉ ra
cách làm bánh chưng, bánh dày?
- Hoàng tử Lang Liêu là
người như thế nào?
- Vua cha có ý định gì
nhân ngày hội? Các hoàng tử đã làm gì?
- Lang Liêu đã suy nghĩ
như thế nào? Lang Liêu đã làm những công việc gì để có lễ vật dâng vua cha
đầu năm?
- Ý nghĩa của 2 thứ
bánh đó như thế nào?
- Phong tục của nhân
dân ta tết đến là làm gì? Nhà con làm bánh gì vào ngày tết?
* Hoạt động 4: Cho trẻ kể chuyện
sáng tạo theo tranh
- Cho trẻ kể chuyện (1 -2 trẻ kể)
* Hoạt động 5: Trò chơi: Thi
gói bánh ngày tết
- Cô có một số nguyên
liệu để gói bánh chưng bánh dày: Lá dong, dây nhựa, các hình khối..
- Chia
lớp làm 2 đội, trong thời gian 2 phút đội nào gói được nhiều bánh chưng bánh
dày với số lượng nhiều và đẹp hơn là đội
thắng trong trò chơi này.
Cũng cố: Cô tóm tắt nội dung câu chuyện, Để
tưởng nhớ tổ tiên, ông bà xa xưa đã nghĩ ra 2 thứ bánh đặc biệt, ngày nay nhân
dân ta vẫn giữ phong tục gói bánh chưng, làm bánh dày để lễ vào ngày tết.
* Kết thúc :
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: “ Dạo chơi sân trường”
TCVĐ: “Trời nắng trời mưa”
CTD: “Xích đu, cầu trượt”
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a.
HĐCCĐ: “Dạo chơi”
- Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi,
hít thở không khí trong lành
- Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ
không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo
vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp...
b. TCVĐ:
“Bịt mắt bắt dê”
- Cô nhắc lại cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
c. Chơi
tự do: Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chơi tổng hợp ở các góc
1. Sinh hoạt văn nghệ
- Cô làm người dẫn chương
trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.
- Trẻ hát, múa bài “Sắp đến tết rồi”, “Bé chúc xuân”...
- Kể chuyện diễn cảm “Bánh chưng bánh giầy”
- Trẻ thực hiện, cô động viên
khuyến khích trẻ.
-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp
học.
2. Lao động tập thể
- Sắp xếp đồ chơi ở góc phân
vai
- Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ
chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp
3. Nêu gương cuối tuần.
- Cho trẻ nhận xét bạn trong
tuần ngoan chưa ngoan.
- Cô nhận xét và tuyên dương
trẻ.
- Cô nhận xét.
- Phát phiếu ngoan cho trẻ.